Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dịch vụ y tế chưa theo kịp nhu cầu khám chữa bệnh

Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới, khả năng đáp ứng của hệ thống y tế Việt Nam hiện xếp thứ 51/191 nước trên thế giới, cao hơn nhiều nước cùng mức thu nhập bình quân đầu người, nhưng đầu tư vào ngành này còn rất thấp so với nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
 
Số liệu thống kê mới nhất của Bộ Y tế cho thấy, hệ thống y tế nước ta hiện có 13.438 cơ sở y tế, trong đó có 1.063 bệnh viện công, với 200.000 giường bệnh. Tính bình quân, có 1.664 giường bệnh quốc lập/10.000 dân, 1 bác sỹ phục vụ 1.700 dân.

Sau hơn 20 năm đổi mới, hệ thống y tế Việt Nam đã nhanh chóng phát triển, phục vụ tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Các cơ sở y tế, đặc biệt là các bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh, đã được đầu tư nâng cấp về trang thiết bị và nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế. Tuy nhiên, hệ thống cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người dân.

Ông Nguyễn Quốc Triệu, Bộ trưởng Bộ Y tế thừa nhận thực tế đó và cho biết, Nhà nước không thể cung cấp toàn bộ các dịch vụ công, do hạn chế về nguồn lực, nên ngành y tế cần phải huy động mọi nguồn vốn đầu tư để mở rộng và nâng cao chất lượng phục vụ.

Do khả năng đáp ứng của ngành y tế còn hạn chế, nên mỗi năm, Việt Nam có khoảng 30.000 người ra nước ngoài khám chữa bệnh, với chi phí lên đến 1 tỷ USD. Con số này ngày càng tăng, cùng với sự xuất hiện của loại hình du lịch kết hợp khám chữa bệnh.

Ông Phạm Lê Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Y tế) cho hay, tổng chi cho y tế hàng năm từ nguồn vốn ngân sách nhà nước có tăng, song vẫn ở mức thấp, chỉ bằng 5 - 6% GDP, trong khi chi cho y tế tính bình quân đầu người ở nước ta tăng đều hàng năm: năm 2000 là 21 USD/người/năm, năm 2005 là 38 USD, năm 2008 là 66 USD…

Trong khi nhu cầu vốn đầu tư cho ngành y tế rất lớn, thì việc huy động vốn ngoài nhà nước lại gặp nhiều khó khăn. Theo ông Tuấn, những rào cản như khung pháp lý chưa hoàn thiện, còn phân biệt công - tư và thiếu hụt nguồn nhân lực đang khiến tư nhân và các nhà đầu tư nước ngoài e ngại khi rót vốn vào các dự án y tế.

Theo Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Y tế), nhu cầu đầu tư của riêng 225 bệnh viện tuyến tỉnh đã lên đến hơn 45.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cần khoảng 10.000 tỷ đồng để phát triển y tế chuyên sâu, khoảng 100.000 tỷ đồng để nâng cấp các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh, 5.000 - 10.000 tỷ đồng cho phát triển đội ngũ thầy thuốc.

Do đầu tư trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, thời gian qua, ngành y tế đã huy động nhiều kênh đầu tư, nhưng kết quả còn khá khiêm tốn. Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính đến giữa năm 2010, cả nước mới thu hút được 70 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành y tế, với tổng vốn đầu tư gần 1 tỷ USD. Lý do chính khiến ngành y tế khó thu hút vốn là ngành này đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, trong khi thu hồi vốn chậm.

Để đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào ngành y tế trong giai đoạn tới, ngành này đang nỗ lực thực hiện một loạt hoạt động, như xây dựng các kế hoạch và chương trình vận động đầu tư cụ thể ở trong và ngoài nước, tập trung vào các các ngành, dự án và đối tác đầu tư trọng điểm; triển khai nghiên cứu tiềm năng đầu tư của một số nước/vùng lãnh thổ để có chính sách, cơ chế vận động thích hợp...

(Theo Thế Hải // Báo đầu tư)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi