Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

DN trong nước bị “át vía”

Doanh nghiệp (DN) lữ hành trong nước đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các liên doanh lữ hành quốc tế khi thị trường lữ hành được mở cửa.

Cửa mở ra cho các liên doanh và…

Các DN liên doanh lữ hành quốc tế như “mở cờ” trong bụng về việc được phép đưa khách là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú, làm việc tại Việt Nam đi du lịch nước ngoài, theo quyết định được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) công bố mới đây.

Theo nhận định chung, đây thực sự là một cú hích mạnh, tạo động lực thúc đẩy hoạt động du lịch, đặc biệt là trong bối cảnh ngành du lịch nói chung gặp khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Cú hích trên càng có giá trị đối với các liên doanh khi trước đây họ chỉ được phép kinh doanh một loại hình duy nhất là đón khách nước ngoài vào Việt Nam (inbound).

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, tính đến hết tháng 7/2009, cả nước có 764 DN kinh doanh lữ hành quốc tế, trong đó có 67 DN nhà nước, 243 công ty cổ phần, 12 liên doanh lữ hành quốc tế, 438 công ty TNHH và 4 DN tư nhân.
Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch) cho biết, theo cam kết WTO về lĩnh vực du lịch và dịch vụ, Việt Nam không hạn chế các DN đầu tư vào khách sạn, nhà hàng, nhưng đối với kinh doanh lữ hành chỉ cho phép các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam (không được phép thành lập DN 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực này) và liên doanh lữ hành không được phép cung cấp dịch vụ outbound.

Ông Vũ Thế Bình, phụ trách Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch) khẳng định, những quy định ban hành trước đây không phải là hình thức bảo hộ cho các DN trong nước, mà xu thế chung của các nước đều quy định như vậy, nhằm tạo thế cạnh tranh cân bằng cho các DN kinh doanh inbound và outbound.

“Nếu các liên doanh lữ hành quốc tế có lợi thế (như hệ thống bán hàng đặt tại nước ngoài, am hiểu đặc điểm thị trường, tâm lý khách hàng) trong việc tổ chức tour inbound vào Việt Nam, thì các DN lữ hành trong nước cũng có thế mạnh về thị trường trong nước để chủ động trong hoạt động kinh doanh”, ông Bình nói và cho biết quy định cho phép làm outbound sẽ tạo điều kiện để các liên doanh khai thác tốt nhất năng lực vốn có.

Theo hướng dẫn của Tổng cục Du lịch về thủ tục đưa đón khách cho các liên doanh lữ hành quốc tế, thời gian triển khai bắt đầu từ ngày 10/8/2009 đến hết ngày 31/12/2010. Sau khi hoàn chỉnh các thủ tục cần thiết, hiện đã có 6 liên doanh lữ hành quốc tế đã bắt đầu tổ chức tour cho khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài.

…những lo ngại của doanh nghiệp nội

Ông Nguyễn Văn Trấn, Giám đốc liên doanh APEX, đơn vị đầu tiên tổ chức tour cho khách đi du lịch Nhật Bản cho biết, mặc dù đơn vị không chuyên về tổ chức cho khách nội địa đi du lịch nước ngoài, song việc thực hiện các yêu cầu của Tổng cục Du lịch đặt ra về xây dựng phương án kinh doanh cụ thể, đăng ký thị trường và kế hoạch du lịch cho khách... không phải là quá khó khăn, do đã có nhiều kinh nghiệm với khách nước ngoài.

Nhận định về khả năng cạnh tranh của các DN lữ hành trong nước khi thị phần có sự thay đổi, ông Bình cho rằng, các DN sẽ không ở vào thế cạnh tranh quá gay gắt, do các DN này có nhiều thị trường quen thuộc. Hơn nữa, điểm đến của các liên doanh khai thác có sự khác biệt so với DN lữ hành trong nước.

Tuy nhiên, ông Lưu Đức Kế, Giám đốc Công ty Lữ hành Hanoitourist lại có quan điểm khác. Theo ông, các DN sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt. Đầu tiên phải kể đến là, các công ty liên doanh có ưu thế hơn nhiều so với DN trong nước về thủ tục xin cấp visa, nhất là các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật... thứ hai là, liên doanh lữ hành có khả năng thực hiện các tour mà hiện các DN trong nước còn đang “lúng túng” như khảo sát, hội nghị, hội thảo hoặc triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường nước ngoài. 

“Cạnh tranh là tất yếu, song cần tính toán để các liên doanh phát huy được lợi thế cao nhất khi tổ chức outbound, chẳng hạn đối với những tour DN trong nước chưa đủ khả năng thì nên để cho liên doanh khai thác, như vậy sẽ bớt căng thẳng hơn”, ông Kế nói.

Giám đốc một DN lữ hành khác cho rằng, cạnh tranh trên thị trường du lịch thời gian tới sẽ rất đáng lo ngại, bởi hầu hết các liên doanh lữ hành quốc tế có nguồn vốn lớn, thương hiệu mạnh, công nghệ du lịch cao, hệ thống tổ chức chuyên nghiệp, có mạng lưới đại lý toàn cầu và khả năng khai thác thị trường cao. Đặc biệt, các liên doanh lữ hành quốc tế sẽ tận dụng thế mạnh tài chính để tung ra các chương trình khuyến mại trong những thời điểm nhất định mà các DN trong nước khó có thể cạnh tranh.

Đơn cử, các DN trong nước đưa khách đi bằng máy bay của Vietnam Airlines, không thể giảm giá tour nếu hàng không không giảm giá vé máy bay. Trong khi đó, các liên doanh lữ hành quốc tế đưa khách vào bằng máy bay của họ, khi bay về họ hạ giá xuống rất thấp để lấp chỗ trống vì thời điểm bay không có khách. Nếu họ tận dụng được lợi thế này để bán tour giá rẻ, các DN trong nước sẽ hết sức khó khăn.

“Mục tiêu số một của ngành du lịch vẫn là đón khách nước ngoài vào chứ không phải là đưa khách trong nước đi ra nước ngoài. Chính vì vậy, cần phải cân nhắc để đảm bảo các lợi ích chung”, vị giám đốc này nói.

(Theo Việt Hùng // Báo đầu tư )

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Quyền lực của người tiêu dùng
  • Phát hiện hàng trăm thùng phuy nhập khẩu chứa chất thải nguy hại
  • Modern Hospital - Nơi kết hợp của Đông Tây y
  • Hết thời tranh chép lậu?
  • Cận cảnh bệnh viện tư
  • An toàn lao động: Phụ thuộc nhận thức của DN
  • Thực phẩm “có vấn đề” trong siêu thị: ai lừa người tiêu dùng?
  • Hà Nội dành 150 tỷ đồng xây 18 cầu vượt đi bộ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi