Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đừng để hiểu nhầm

Một vấn đề thu hút sự quan tâm và được các đại biểu thảo luận nhiều trong cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong trung tuần tháng 3 là đề xuất của Bộ Tài chính về việc thu thuế đối với diện tích đất sử dụng do lấn chiếm (dự án Luật Thuế nhà đất). Lý do của đề xuất này là xuất phát từ lập luận về nghĩa vụ của một chủ thể sử dụng tài sản (có sử dụng đất là có nghĩa vụ nộp thuế, bất kể nguồn gốc đất được sử dụng là như thế nào).

Thật ra, hoạt động thu thuế trong trường hợp tương tự đã được chúng ta thực hiện lâu nay. Nhưng đó là công việc mang ý nghĩa khác: Giải quyết hậu quả mà lịch sử để lại, trong đó có cả những trường hợp buộc Nhà nước phải công nhận quyền sử dụng đất của chủ thể sử dụng đất.

Ngược lại, kể từ khi có Luật Đất đai năm 2003, đối với những trường hợp sử dụng đất lấn chiếm đang và sẽ phát sinh đều là những trường hợp mà pháp luật đất đai ngăn cấm. Người sử dụng đất trong các trường hợp này bị coi là vi phạm; cơ quan quản lý đất đai coi như thiếu trách nhiệm. Diện tích đất bị lấn chiếm nói trên sẽ bị thu hồi. Vì vậy, nếu như chúng ta tiếp tục tận thu thuế trong trường hợp này thì không những làm mất đi bản chất của thuế mà vô hình trung chúng ta cũng đang tiếp tục để lại hậu quả cho quá trình thực thi pháp luật ở giai đoạn tiếp sau.

Biết rằng, thu thuế là hoạt động tách biệt, không liên quan gì đến câu chuyện công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp. Nhưng thực ra, hoạt động quản lý của Nhà nước ta trước giờ chưa làm cho các đối tượng hiểu được như vậy. Và thực tế vẫn có rất nhiều người hiểu sai về giá trị pháp lý của tờ biên lai nộp thuế.

Trở lại với những trường hợp sử dụng đất không có căn cứ hợp pháp từ trước. Để được công nhận quyền sử dụng đất này, bộ hồ sơ hợp thức hóa có thể đòi hỏi người sử dụng đất phải kèm theo các giấy tờ hợp lệ như là một điều kiện bắt buộc. Đó là tất cả những giấy tờ đã được Luật Đất đai liệt kê tại khoản 1 điều 50. Trong số đó, tờ biên lai nộp thuế không được nêu tên. Trong các văn bản hướng dẫn thi hành cũng không một lần nhắc đến.

Điều đó có nghĩa, biên lai nộp thuế không có giá trị như một loại giấy tờ hợp lệ. Nhưng nội dung của các quy định này không những không được người dân tiếp nhận mà ngay cả các cơ quan quản lý nhà nước đôi khi vẫn chưa ngộ ra. Thực tế, trong một số trường hợp giải quyết các vấn đề phát sinh, chính các cơ quan nhà nước đã dựa vào biên lai nộp thuế và xem tờ biên lai này như là một loại giấy tờ hợp lệ. Điều này càng làm tăng thêm mức độ lầm tưởng trong nhận thức cho người sử dụng đất.

Cũng cần phải nói, trong nội dung quy định của Nghị định 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ, biên lai nộp thuế đã chính thức được gọi tên. Nhưng sự xuất hiện của nó có ý nghĩa là nhằm chứng minh cho việc sử dụng đất ổn định chứ không phải là cơ sở pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp như một giấy tờ hợp lệ.

Dĩ nhiên, trao đổi về cách nhìn nhận về giá trị pháp lý của biên lai nộp thuế không phải là để ủng hộ việc thu thuế trong trường hợp sử dụng đất do lấn chiếm. Ở đây, nếu cứ tiếp tục chủ quan phát biểu việc thu thuế hay việc có tờ biên lai nộp thuế chẳng có liên quan gì đến việc công nhận quyền sử dụng đất thì càng cho thấy một thái độ vô cảm của người làm công tác quản lý đối với thực trạng chung của xã hội và sự nhận thức của người dân. Trong khi điều này có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả quản lý của Nhà nước.

(Theo Trương Trọng Hiểu // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi