Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hàng bình ổn giữ giá, thêm điểm bán

Hàng bình ổn sẽ được giữ giá, có thêm nhiều điểm bán để người tiêu dùng dễ dàng chọn mua. Ảnh: Minh Tâm

Các doanh nghiệp tham gia chương trình Bình ổn giá trên địa bàn TPHCM theo chủ trương của UBND thành phố phải giữ giá bán như đã cam kết, không được tăng giá trong bất kỳ trường hợp nào, đồng thời phát triển thêm điểm bán để người dân thuận tiện mua sắm.

Đây là chỉ đạo của lãnh đạo TPHCM trong buổi họp đánh giá tình hình 5 tháng thực hiện chương trình bình ổn giá vừa diễn ra sáng 9-11.

Tại cuộc họp trên với sự tham gia của lãnh đạo Sở Công Thương, Sở Tài chính và đại diện 14 doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó chủ tịch UBND TPHCM nhấn mạnh, các doanh nghiệp bán hàng bình ổn giá không được nâng giá bán so với giá đã đăng ký trước đó với UBND trong mọi trường hợp từ nay đến hết quí 1 năm 2011, có phương án chuẩn bị nguồn hàng nhằm không để tình trạng khan hiếm hàng xảy ra. Việc này nhằm ổn định, dẫn dắt thị trường trong thời điểm tình hình giá cả trên thị trường đang có những diễn biến khó lường.

Cũng theo chỉ đạo của bà Hồng, 14 doanh nghiệp đã nhận vốn vay lãi suất ưu đãi của thành phố để bán hàng bình ổn cũng phải tăng cường phát triển thêm các điểm bán hàng bình ổn; đưa hàng bình ổn vào các chợ truyền thống cũng như tăng cường bán hàng lưu động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất để mọi đối tượng, đặc biệt là người dân thu nhập thấp, công nhân dễ dàng mua được hàng với giá bình ổn (thấp hơn thị trường 10%).

Đặc biệt, từ nay đến Tết Nguyên đán, Sở Công Thương TPHCM phải phối hợp với các quận, huyện trên địa bàn thành phố tiến hành xây dựng các cửa hàng bán tập trung 8 mặt hàng bình ổn, phân bố đều giúp người dân thuận tiện mua sắm.

Các doanh nghiệp khẳng định sẽ thực hiện đúng các cam kết về giá bán, lượng hàng như đã đăng ký với UBND TP.

Quản lý thị trường theo sát các điểm bán hàng bình ổn

Trước tình trạng một số mặt hàng như đường, dầu ăn đang có tình trạng tiểu thương vào các điểm bán hàng bình ổn mua với số lượng lớn rồi mang ra ngoài bán để hưởng chênh lêch, gây sốt giá, khan hàng giả tạo, lãnh đạo UBND TPHCM yêu cầu Chi cục Quản lý thị trường theo sát từng điểm bán hàng bình ổn, phối hợp với lực lượng bảo vệ, nhân viên bán hàng, quản lý tại đây để sàng lọc đối tượng người mua, có biện pháp xử lý, ngăn chặn khi thấy các dấu hiệu nghi ngờ.

Trong khi đó, Sở Tài chính phải tăng cường kiểm tra việc niêm yết giá ở các điểm bán hàng, từ chợ đến siêu thị và đặc biệt chú trọng vào các mặt hàng thiết yếu.

Về việc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong văn bản ra ngày 6-11 (yêu cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập ngay các đoàn kiểm tra để kiểm tra việc tuân thủ các quy định về đăng ký giá, kê khai giá, niêm yết giá và bán hàng theo giá niêm yết), lãnh đạo TPHCM khẳng định, sẽ chỉ đạo các đoàn kiểm tra sẵn có, bao gồm các tổ liên ngành, lực lượng quản lý thị trường tăng cường hoạt động, nâng tần suất các đợt kiểm tra nhằm kiểm soát, bình ổn thị trường. UBND sẽ tập hợp thông tin, sớm báo cáo tình hình với Thủ tướng Chính phủ.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Bay Hà Nội - Warszawa chỉ khoảng 4 triệu đồng/chặng
  • Công bố trang web về quy định điện tử tại Việt Nam
  • Cần nhân rộng các mô hình bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
  • Quyết liệt kiểm soát, chặn sốt giá
  • Năm 2010: Lương trung bình tăng 12,8%
  • Cha đẻ lý thuyết cạnh tranh sắp đến Hà Nội
  • Nhắc lại câu tục ngữ về đạo thầy trò
  • Biến đổi khí hậu là quan tâm hàng đầu của dân Việt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi