Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Người thương binh liệt 20 năm tập đi

Từng bị liệt tứ chi phải nằm bất động một chỗ nhưng người thương binh ấy đã vượt qua nỗi đau đớn thể xác, lết từng bước một tập đi, xây dựng lại cuộc đời...

Ông Lê Văn Thực - Ảnh Chinhphu.vn

Thương binh Lê Văn Thực ở  xã Tràng An (huyện Đông Triều, Quảng Ninh) đã chiến thắng nỗi đau tàn tật do chiến tranh, vươn lên trong làm kinh tế và tận tình chữa trị cho bệnh nhân nghèo. Câu chuyện về ông khiến nhiều người cảm phục.

Gần 20 năm tập đi

Khi chúng tôi đến, ông Thực đang bận rộn chữa trị cho hàng chục bệnh nhân. Nhìn ông bắt mạch, xoa bóp cho bệnh nhân, không ai nghĩ ông từng bị liệt toàn thân. Ông bắt đầu câu chuyện với chúng tôi bằng những kỷ niệm về những năm tháng chiến tranh khốc liệt.

Ông Thực cho biết, năm 1970, ông nhập ngũ tham gia chống Mỹ cứu nước. Ông chiến đấu ở Lữ đoàn Biệt động 316 của Quân khu 7. Tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, ông bị thương ở chân. Sau ngày đất nước được thống nhất, ông tiếp tục chiến đấu ở chiến trường Tây Nam.

Tháng 4/1978, tại một trận đánh ở biên giới Tây Nam, ông bị thương nặng. Bác sĩ cho biết, ông bị gãy cột sống, vỡ hộp sọ và liệt toàn thân. Đơn vị đã chuẩn bị làm giấy báo tử để gửi về gia đình. Thế nhưng điều kỳ diệu đã đến, sau hơn 1 tháng điều trị ở Bệnh viện 175, được sự cứu chữa tận tình của các bác sĩ, ông dần tỉnh lại nhưng không nói được và bị liệt tứ chi.

Ông Thực nhớ lại những ngày tháng khó khăn đó. “Lúc tỉnh dậy, thấy mình không thể đi lại được, tôi rất chán nản và tuyệt vọng. Thế nhưng nghĩ đến mọi người trong gia đình đang chờ đợi tôi ở nhà và những đồng đội đã hy sinh, tôi lại tự nhủ, mình phải sống mạnh mẽ hơn”.

Trước hết, ông tập cho đôi tay có thể cử động được. Ông nhờ các bác sĩ trong trại điều dưỡng buộc hai quả tạ vào tay, rồi từ từ di chuyển sang hai bên. Những ngày đầu mới tập, hai cánh tay luôn nhức nhối nhưng ông  cắn răng chịu đựng.

Hình ảnh một thương binh nằm trên giường bệnh với hai quả tạ trên tay cần mẫn tập luyện đã trở nên quen thuộc với mọi người ở trại điều dưỡng tại Duy Tiên, Hà Nam. Kiên trì tập luyện gần mười năm trời, đôi tay của ông Thực mới hoạt động được trở lại, còn đôi chân vẫn bị liệt.

Năm 1987, ông xin về nhà để vợ con  chăm sóc. Vợ ông một mình vất vả nuôi bốn con, hoàn cảnh gia đình túng thiếu quanh năm nên ông càng quyết tâm tập đi bằng được.

Bắt đầu từ việc ông cố ngồi cho thăng bằng, tập đứng cho vững… đến việc tập đi bằng đôi nạng gỗ. Mỗi bước, ông phải tập luyện hàng năm trời, đổ nhiều mồ hôi và nước mắt mới đi lại được.

Nhìn đôi nạng gỗ, ông Thực bảo: “Gian khổ nhất là lúc tập đi bằng nạng gỗ. Có khi, mới đi được một hai bước đã ngã lăn xuống đất, mặt mũi trầy xước, chảy máu. Tối đến, toàn thân đau nhức, hai chân sưng ù, tím bầm”.

 Đến một ngày, mọi người trong gia đình ông bật khóc trong hạnh phúc khi thấy ông có thể từ từ đi từng bước không cần đến sự giúp đỡ của người khác, đó là năm 1998.

Bằng nghị lực phi thường, ông Thực đã viết lên một câu chuyện cổ tích giữa đời thường khiến nhiều người cảm phục.  Sau gần 20 năm bền bỉ tập luyện, cuối cùng ông đã lại đi trên đôi chân của mình.

Làm kinh tế giỏi và cứu chữa bệnh nhân nghèo

Khi có thể đi lại được bình thường, ông Thực bàn với vợ tính chuyện phát triển kinh tế, vượt qua đói nghèo.

Bà Ngô Thị Thắng, vợ ông, bộc bạch: “Lúc đó, nhà tôi còn nghèo lắm. Một mình tôi chật vật kiếm ăn nuôi chồng bị liệt và bốn đứa con. Thế rồi, sức khoẻ của chồng tôi dần bình phục, hai vợ chồng quyết chí làm ăn nên nhà tôi mới có được cơ ngơi như ngày hôm nay”.

Suy đi tính lại, ông Thực cùng với vợ quyết định phát triển kinh tế trang trại. Hai vợ chồng ông đã cải tạo hơn 1 ha đất vườn bỏ hoang để trồng hàng trăm gốc vải. Kết hợp trồng vải, vợ chồng ông nuôi lợn và đào ao thả cá. Lúc cao điểm, nhà ông có hơn 500 gốc vải, 5 sào ao thả cá, nuôi hơn 20 con lợn thịt và hàng trăm con gà vịt.

Mô hình kinh tế tổng hợp trên mang lại thu nhập hơn 100 triệu đồng mỗi năm cho gia đình ông. Hiện tại, vợ ông đang là đại biểu Hội đồng nhân dân xã. Các con ông đều đã trưởng thành, có người là chiến sĩ công an đang làm việc ở Sở Công an Quảng Ninh, có người làm việc ở Ủy ban nhân dân huyện Đông Triều…

Khi cuộc sống khá giả, ông Thực mở rộng vòng tay nhân ái, giúp đỡ những người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. Vốn có nghề thuốc gia truyền, lại thêm, khi còn trong quân ngũ ông được một thầy thuốc người Khmer Nam Bộ truyền cho cách bắt mạch, bốc thuốc nên ông có kiến thức nhất định về y học.

Những bệnh nhân đến với ông đều được tận tình cứu chữa. Đối với các bệnh nhân ở xa, ông lo cho cả nơi ăn, chỗ ngủ. Thậm chí, có những bệnh nhân nghèo sau khi chữa khỏi bệnh, ông còn cho thêm tiền tàu xe đi đường về nhà.

Nhiều bệnh nhân khi qua khỏi cơn bệnh đã trở lại thể hiện lòng biết ơn đối với ông. “Có người tặng tôi cân gạo quê, có người biếu con gà họ nuôi hay đơn giản chỉ là viết cho tôi một bức thư cảm ơn… nhưng tôi cảm thấy ấm lòng từ những món quà ấy”, ông Thực nói.

(Theo Nguyễn Thắng // Tin Chính phủ)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Mười cô gái Lam Hạ: Mãi mãi tuổi đôi mươi
  • Kinh tế khó khăn, vợ chồng "thắt chặt" sinh đẻ
  • Chevrolet Cruze đã có giá chi tiết
  • Bài học từ những lời nói thẳng
  • Dừng thẩm định hồ sơ đăng ký mở ngành bậc đại học, cao đẳng
  • "Phản đối chiến tranh VN là may mắn của đời tôi"
  • Gặp nghị sỹ bị tù vì phản đối chiến tranh Việt Nam
  • Những "trưởng bản người Kinh" của lũ trẻ La Ha
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi