Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phong trào mở trường ĐH tư : “Nhà nghèo còn sinh lắm con”

Trao đổi với báo chí bên hành lang kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII, ông Nguyễn Minh Thuyết - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng việc ồ ạt mở trường đại học như hiện nay chẳng khác nào cảnh nhà nghèo lại còn đông con. Mở nhiều trường, đầu tư thấp là nguyên nhân chính dẫn đến chất lượng đào tạo kém.

- Ông đánh giá thế nào về chất lượng đào tạo của trường đại học dân lập so với công lập hiện nay ?

Ngoài công lập cũng có những trường tốt, ít nhất người ta đào tạo những nghề xã hội cần gắn với nhu cầu của DN, của người sử dụng lao động. Nhưng về tổng thể, các trường đại học ngoài công lập vốn đầu tư nhỏ quá. Chủ yếu lấy học phí để tái đầu tư. Đấy là những trường tổ chức tốt, dùng toàn bộ học phí để tái đầu tư cho đào tạo còn một số trường thậm chí lấy học phí đầu tư vào các lĩnh vực khác như BĐS, tài chính, như vậy thì chất lượng đào tạo không thể tốt được. Ở các nước phát triển, trường đại học ngoài công lập không chỉ hoạt động nhờ vào nguồn thu học phí và mà cần các quỹ xã hội và nguồn vốn khác. Còn hiện nay theo kiểu lấy “mỡ nó rán nó”, thậm chí một số trường đợi Bộ Giáo dục duyệt cho bao nhiêu chỉ tiêu rồi mới thuê địa điểm học như vậy chẳng khác gì một lò luyện thi. Chất lượng không thể tốt được.

- Theo báo cáo giám sát có nhiều ý kiến cho rằng nên ngừng mở thêm trường đại học và đình chỉ, tạm dừng đối với những trường không đảm bảo chất lượng. Vậy quyền lợi của sinh viên đang theo học tại các trường này sẽ được xử lý như thế nào, thưa ông ?

Theo báo cáo giám sát, chúng tôi đề nghị tạm dừng mở thêm các trường đại học, đặc biệt là các địa phương không cân đối được ngân sách. Chất lượng đào tạo của mình đã thấp rồi, quy mô lại còn quá rộng, chẳng khác nào một gia đình đã nghèo lại còn sinh lắm con. Mở thêm các trường đại học ở các địa phương mà lại vẫn dùng ngân sách thì chất lượng không cao là đúng. Chúng ta chỉ có 20% ngân sách chi cho giáo dục và đào tạo, và trong 20% đó chỉ có 9% dành cho đào tạo đại học. Sinh viên ở Đại học Y dược Cần Thơ có nói với chúng tôi rằng: Trước đây mỗi sinh viên được mổ một con ếch, và khoảng 10 người thì được mổ một con chó. Bây giờ cả một nhóm 5-7 sinh viên mới được mổ một con ếch và 40-50, thậm chí là 100 sinh viên mới được mổ một con chó. Như vậy để thấy kinh phí rất hạn hẹp.

Đối với những trường không đảm bảo chất lượng đào tạo nếu bị đình chỉ thì vẫn phải đảm bảo quyền lợi cho sinh viên đang theo học bằng cách chuyển các sinh viên đó sang trường khác có cùng ngành đào tạo. Bằng tốt nghiệp của sinh viên do trường đào tạo cuối cùng cấp.

- Hiện nay có thực trạng là một số trường đại học ngoài công lập tổ chức đào tạo sau đại học nhưng lại chưa có chỉ tiêu nên nhiều người học xong vài năm vẫn chưa được cấp bằng. Theo ông đối với những trường hợp như thế này cần xử lý như thế nào ?

Nếu chưa có chỉ tiêu mà đào tạo là vi phạm quy định, tôi nghĩ rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải kiểm tra và đình chỉ hoạt động đồng thời kỷ luật đối với trường đó. Về mặt xã hội thì có thể coi đó là hình thức lừa đảo.

- Một số ý kiến đại biểu quốc hội cho rằng, trong báo cáo giám sát lần này đã né tránh vấn đề tham nhũng trong đầu tư giáo dục đại học ?

Ở VN, hiện tượng tham nhũng là bức xúc của toàn dân. Lãnh đạo có quyết tâm chống tham nhũng nhưng bắt đầu thảo luận bằng nội dung chống tham nhũng trong giáo dục thì không đúng chỗ lắm. Trong báo cáo giám sát lần này, chúng tôi chỉ thực hiện nhiệm vụ Quốc hội giao là kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học. Trong khoảng thời gian mấy tháng chủ yếu tập trung vào vấn đề chất lượng thì khó có thể tìm ra vụ tham nhũng nào. Nếu phát hiện thì chúng tôi đã phản ánh rồi chứ không né tránh. Đưa ra trước diễn đàn Quốc hội phải có căn cứ chặt chẽ.

- Trong quá trình thực hiện giám sát, có phát hiện ra dấu hiệu tham nhũng không, thưa ông ?

Chưa phát hiện dấu hiệu nhưng ý kiến của dư luận thì chúng tôi có ghi nhận.

- Xin cảm ơn ông.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Người tiêu dùng phải tự bảo vệ mình trước
  • Hà Nội có thêm công trình nghệ thuật đẳng cấp thế giới chào mừng Đại lễ
  • TPHCM: 60% số đường chưa có tên
  • Dự luật thuế nhà, đất: Liệu có chệch mục tiêu?
  • Công viên Hồ Bàu Sen : Định hình sau một thời gian dài lỗi hẹn
  • Thi công chậm, làm khổ dân
  • Đảm bảo điện cho kỳ thi đại học, cao đẳng
  • Gánh nặng khi lương tăng và giá cả cũng tăng theo
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi