Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tháng 4-2010, nóng nhất trong lịch sử

Cơ quan Khí quyển & Hải dương Quốc gia Mỹ (NOAA) vừa đưa ra kết quả phân tích cho thấy, tổng nhiệt độ trung bình mặt đất và đại dương toàn cầu tháng 4 vừa qua ấm nhất từ trước đến nay, kể từ khi có lịch sử thành văn trong ngành khí tượng (năm 1880), ấm hơn cả nhiệt độ trung bình thế kỷ 20.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Theo đó, nhiệt độ trung bình toàn cầu tháng 4-2010 đạt 14,5 độ C, cao hơn 0,76 độ C so với nhiệt độ trung bình của thế kỷ 20. Có thể hình dung tính bất thường của mức chênh lệch 0,76 độ C kia nếu biết dòng nước nóng ở đại dương chỉ cần cao hơn nhiệt độ trung bình nước biển 1 độ C là đủ gây ra El Nino, một hiện tượng làm đảo lộn chế độ khí hậu toàn cầu, mà chính Việt Nam đang phải hứng chịu với các đợt nóng liên tiếp suốt 2-3 tháng qua ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

Tháng 4-2010 được xác định là tháng thứ 34 liên tiếp của chuỗi các tháng 4 có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ trung bình thế kỷ 20, vốn chỉ đứng ở mức 13,7 độ C.

Ấm nóng bất thường nhất giai đoạn tháng 4-2010 xảy ra ở Bắc Phi, vùng trung bắc và tây bắc Mỹ, Canada, châu Âu, một phần phía bắc nước Nga và, cả vùng Nam Á, trong đó có Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc nhiều vùng đất ven biển của các nước nói trên, bị triều cường xâm nhập mạnh hơn so với cùng kỳ các năm trước.

Ngược với ấm nóng bất thường là hiện tượng lạnh bất thường ở một số nơi như Argentina, Mông Cổ, đông và nam Nga, và hầu hết lãnh thổ Trung Quốc.

Có lặp lại kịch bản cách đây 12 năm?

Kỷ lục ấm nóng tháng 4 trước đó rơi vào năm 1998, năm mà lượng mưa nhiều nơi ở Việt Nam tụt giảm nghiêm trọng, có địa phương như tỉnh Sơn La lượng mưa giảm 90% so với trung bình nhiều năm. Như vậy 12 năm sau, kỷ lục đó đã bị phá.

Nhưng điều khiến nhiều người lo ngại nhất là liệu mùa mưa bão năm nay có thể lặp lại mức độ tàn khốc như mùa mưa bão năm 1997-1998 ở Việt Nam.

Nhận định của NOAA dựa trên kết quả phân tích chuỗi số liệu của 200 nước thành viên Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), trong đó có Việt Nam.  

Trong ký ức của hàng triệu người Việt Nam còn nhớ trận bão Linda cuối tháng 11-1997, hình thành, phát triển rất nhanh và đổ bộ vào cực nam nước ta, được cho là cơn bão quái dị nhất của thế kỷ 20. Về cường độ, nó là cơn bão mạnh hơn rất nhiều lần so với các cơn bão khác, làm 3.000 người chết, thiệt hại 7.200 tỷ đồng.

Các ý kiến hoài nghi xuất phát từ những dị thường ngày càng tăng thời gian gần đây. Chẳng hạn, suốt tháng 4 vừa qua, El Nino trên đà suy yếu, thời tiết ở Việt Nam vẫn nắng nóng bất thường trên hầu khắp cả nước.

Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn&Môi trường Việt Nam (IMH) đưa ra nhận định dè dặt thời tiết ba tháng tới, theo đó, “khả năng vượt chuẩn của nhiệt độ trên hầu hết diện tích cả nước” có thể xảy ra. Điều đó đồng nghĩa với việc, từ tháng 5 đến tháng 7, thời tiết sẽ nóng hơn.

Đây cũng là một bất thường bởi, theo Trung tâm Dự báo Khí hậu (CPC) của NOAA, El Nino sẽ chất dứt hoạt động vào tháng 6-2010 và IMH cũng dựa vào nhận định này để đưa ra dự báo. Nhưng theo quy luật, khi El Nino trở về trạng thái trung gian (ENSO), lẽ ra thời tiết phải trở nên ít nóng hơn...

(Theo Tienphong Online)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Lương công nhân Việt Nam thấp sát đáy
  • Dân ca Xoan, Ghẹo - Nghệ thuật độc đáo ở vùng đất Tổ
  • Những nẻo tha hương
  • Đủ kiểu bớt xén thu nhập công nhân
  • Từ vườn chôm chôm, nghĩ đến cách tiếp thị “con nhà nghèo”
  • Dân lấp cống xả thải khu công nghiệp vì ô nhiễm
  • Khai mạc Hội nghị bảo tồn nguồn cá thế giới
  • Không nên quá sợ 'tai xanh'
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi