Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thủ tướng yêu cầu ngành Ngân hàng điều hành quyết liệt, kịp thời

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước cần kiên định các giải pháp chính sách tiền tệ tích cực, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế như Quốc hội đã đề ra.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu ngành ngân hàng cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa, điều hành sâu sát, quyết liệt, kịp thời - Ảnh Chinhphu.vn

Ngày 20/4, tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì buổi làm việc với NHNN về việc thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhằm bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010.

Tham dự buổi làm việc có Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu, Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng, lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban giám sát Tài chính quốc gia và các ngân hàng thương mại Nhà nước.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những nỗ lực của toàn ngành ngân hàng, góp phần tích cực để nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng GDP 5,83% trong quý I/2010, kinh tế vĩ mô cơ bản giữ được ổn định, các mặt an sinh xã hội, đời sống nhân dân được cải thiện, mặt bằng lãi suất thị trường đang giảm...

Nhấn mạnh đến các nhiệm vụ trong thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu ngành ngân hàng cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa, điều hành sâu sát, quyết liệt, kịp thời trên cơ sở nắm chắc thực tế, phối hợp đồng bộ để thực hiện được các mục tiêu kinh tế - xã hội mà Quốc hội đã thông qua.

NHNN cần kiên định các giải pháp chính sách tiền tệ tích cực để thực hiện cho sát, thiết thực, đồng bộ và hiệu quả, bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng khoảng 25% và tốc độ tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán khoảng 20%, đồng thời chủ động áp dụng các biện pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả, chất lượng tín dụng và năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng.

Thủ tướng yêu cầu NHNN điều hành chủ động, linh hoạt, thận trọng các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm phù hợp với mục tiêu phát triển và điều kiện thực tế của thị trường tài chính, tiền tệ và nền kinh tế nước ta.

Ảnh Chinhphu.vn

NHNN chú ý chỉ đạo, hướng dẫn các ngân hàng thương mại thực hiện cho vay theo cơ chế lãi suất thoả thuận đối với dự án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả theo Nghị quyết của Quốc hội.

NHNN cần điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối linh hoạt trong mối quan hệ với lãi suất của đồng Việt Nam và ngoại tệ, chỉ số giá tiêu dùng, cán cân thương mại và các kênh đầu tư khác theo hướng ổn định, góp phần khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu.

NHNN tăng cường kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để đánh giá thực trạng hoạt động của từng tổ chức tín dụng và của toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng, để từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước, nhằm bảo đảm ổn định, an toàn của hệ thống tài chính – ngân hàng.

Bên cạnh đó, NHNN cần phải tích cực, chủ động hơn nữa trong việc cung cấp thông tin chính thống, đặc biệt là về lĩnh vực tài chính, tiền tệ và giá cả để định hướng dư luận, góp phần làm tốt công tác thông tin tuyên truyền về các chủ trương, chính sách, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong phát triển kinh tế- xã hội.

Thủ tướng yêu cầu hàng tháng, NHNN báo cáo Chính phủ việc thực hiện các giải pháp về chính sách tiền tệ.

(Theo Văn Hiến – Nhật Bắc // Tin Chính phủ)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Có thể phục hồi các chuyến bay sang châu Âu trong đêm 20/4
  • Khai trương Cổng TTĐT về công tác lãnh sự
  • Tháng 6/2010, tất cả các thôn, buôn Tây Nguyên có điện
  • Nhiều doanh nghiệp nước ngoài chuyển trụ sở đến Việt Nam
  • Người Việt chọn điện thoại chủ yếu vì thương hiệu
  • Truyền hình 3D hứa hẹn “sống” cùng bóng đá
  • Xem tivi 3D có thể được “khuyến mãi” bệnh tật
  • Lao động giúp việc nhà: Quản lý hay không?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi