Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vào vụ, người dân vùng lũ khốn khó

Hai cơn lũ lịch sử đi qua, hàng vạn nông dân ở Hà Tĩnh, Nghệ An trắng tay. Ngày xuống giống vụ mới cận kề, trong khi sức kéo, lúa giống, phân bón… bị nước cuốn trôi, ruộng đồng bị phờ phạc cát bồi, cát lấp.

Chị Phan Thị Hoàn cố vớt vát một ít lúa giống ẩm ướt còn sót lại -
Chị Phan Thị Hoàn cố vớt vát một ít lúa giống ẩm ướt còn sót lại - . Ảnh: Minh Thùy

Cát bồi lấp ruộng

“Vừa gặt xong vụ hè thu chưa kịp mừng thì nước lũ cuồn cuộn kéo về, hơn 5 tạ lúa chìm nghỉm trong nước cả chục ngày trời phải đem bán cho người chăn vịt. Lúa giống cũng trôi theo dòng nước”, chị Phan Thị Hoàn, trú tại xóm Trung Thành, xã Đức Quang, Đức Thọ cho hay.

Theo chị Hoàn, từ ngàn đời nay, người dân Đức Quang luôn sống chung với lũ nhưng chưa bao giờ bị thiệt hại nặng như năm nay. Dân Đức Quang đang sốt sắng vay tiền đi mua giống chuẩn bị cho vụ đông cận kề. Tình trạng chung của người dân như bà Hòa nói là “Tiền giống, tiền phân, tiền thuốc trừ sâu biết lấy đâu ra khi chúng tôi đang phải chạy vạy kiếm ăn qua ngày”.

Ruộng các xã nằm phía ngoài đê La Giang của huyện Đức Thọ như Trường Sơn, Liên Minh, Đức Châu, Đức La, giờ chỉ là những cồn cát. Mấy ngày nay, hàng trăm nông dân phải ra đồng xúc bớt cát khỏi ruộng.

“Vụ hè thu mất trắng, bây giờ ruộng bị cát lấp bạc màu, lúa giống bị lũ cuốn trôi, chắc vụ đông năm nay coi như không có!”, ông Nguyễn Văn Hòa, xã Liên Minh, Đức Thọ, lo lắng. Thống kê của huyện Đức Thọ cho biết, trận lũ vừa qua đã làm xói lở, bồi lấp hơn 350ha đất nông nghiệp.

“Qua khảo sát thực tế Sở NN&PTNT tham mưu UBND tỉnh huy động, trích 20 tỷ đồng từ ngân sách để hỗ trợ người dân tiền mua giống, phân bón cho vụ đông xuân này”, ông Đặng Ngọc Sơn, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Tĩnh cho biết.

Gượng dậy từ đổ nát

Sau lũ, khắp nơi trên địa bàn huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương… đồng ruộng hoang hóa. Nhiều gia đình trắng tay. Chị Nguyễn Thị Hằng, nông dân xóm 8, xã Hưng Mỹ, huyện Hưng Nguyên buồn rầu: “Đợt lũ vừa qua, nhà tôi mất 6 sào ruộng khoán khi lúa đã đến kỳ thu hoạch. Từ hôm lũ đi qua đến nay, gia đình chỉ biết sống nhờ vào hàng cứu trợ. Sau cơn lũ, xã và huyện có hỗ trợ giống ngô, khoai để gieo trỉa vụ đông nhưng ngô mới nảy mầm thì trời đổ mưa, lũ ập đến, khó khăn chồng khó khăn!”.

Bây giờ sắp đến kỳ sản xuất vụ đông - xuân nhưng gia đình chị Hằng chưa biết lấy đâu ra tiền để mua giống. Cũng tại xóm 8, xã Hưng Mỹ, huyện Hưng Nguyên, nhiều hộ hiện đang rơi vào tình trạng trắng tay như thế.

Dọc tuyến đê Tả Lam, xã Hưng Lợi là một trong những điểm bị thiệt hại nặng nhất trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Sau lũ, ngoài cái ăn, cái mặc khó khăn, hiện nông dân xã Hưng Lợi đang rất cần giống cây, con để tiếp tục sản xuất vụ mới.

Để giúp bà con nông dân khắc phục hậu quả lũ lụt và tiếp tục sản xuất vụ mới, UBND huyện Hưng Nguyên quyết định phân bổ 5 tấn giống ngô, 486 kg giống hạt rau các loại từ nguồn dự trữ cho các xã, thị trấn.

Bên cạnh đó, huyện Hưng Nguyên còn được hỗ trợ 40 tấn lúa giống và phân bón hỗ trợ sản xuất. Ngoài ra, UBND tỉnh còn hỗ trợ kinh phí mua máy bơm, mua vắcxin, tiền mua giống hoa màu nhằm giúp người dân đứng vững, sản xuất, ổn định cuộc sống.

Căng thẳng nguồn giống

Ông Nguyễn Thọ Cảnh, Giám đốc Sở NN&PTNT Nghệ An cho biết, vụ đông xuân tới, theo kế hoạch, Nghệ An gieo cấy 85.000 ha lúa, trong đó 65.000 ha là lúa lai, còn lại là lúa thuần. Tuy nhiên, ông Cảnh cho rằng, nguồn giống lúa hiện nay đang rất căng thẳng.

“Vụ này, Nghệ An cần khoảng 1.800 tấn lúa lai, khoảng 1.000 tấn lúa thuần. Riêng về lúa lai, chúng tôi đã ký hợp đồng với các doanh nghiệp, nhập giống từ Trung Quốc, Ấn Độ… nhưng giá đã tăng vọt lên khoảng 30% so với năm ngoái” - Ông Cảnh nói.

Về nguồn giống lúa, ông Nguyễn Trí Hoàn, Viện trưởng Viện Cây lương thực, Thực phẩm Việt Nam cho biết, do giống lúa lai ít, địa phương nên dùng giống lúa thuần. Hiện bộ giống lúa thuần của Việt Nam khá phong phú, có thể đáp ứng được yêu cầu, có loại cho năng suất không kém một số giống lúa lai. Các địa phương cần liên hệ với các viện, trung tâm giống để cung ứng kịp thời cho bà con.

Theo Bộ NN&PTNT, Bộ đã kiến nghị với Chính phủ xuất hết nguồn dự trữ về giống, hỗ trợ tập trung cho các tỉnh miền Trung.

(Theo Tienphong Online)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Rau rửa nước cống bẩn đến mức nào?
  • Cứu trợ bằng hàng hết hạn
  • Tỷ lệ bạo lực gia đình ở Việt Nam còn ở mức cao
  • Sinh viên sẽ có khu ký túc khang trang từ 2011-2012
  • Cảnh giác nguy cơ tái phát dịch cúm gia cầm
  • Mùa Đông Xuân 2010-2011: Có 3-4 đợt rét đậm
  • Tháng 10/2011 sẽ đưa sân bay Phú Quốc vào khai thác
  • Việt Nam ở vị trí 113 trong bảng xếp hạng của UNDP
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi