Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Về lý do trạm cân Dầu Giây chập chờn: “Cũng có thể do con người !”

Xe lên bàn cân tĩnh Trạm cân DG

Xe lên bàn cân tĩnh Trạm cân DG

Để tìm câu trả lời vì sao thiết bị trạm cân DG hoạt động không ổn định, chúng tôi đã trao đổi với 3 kỹ sư các ngành tự động hóa, CNTT, giám sát về xây dựng.

Về các lỗi của cân động. Các kỹ sư được trao đổi đều cho rằng cho dù thiết bị tốt cỡ nào, nhưng vẫn phụ thuộc vào con người. Người vận hành thiếu hiểu biết, thiếu trách nhiệm hoặc người thực hiện thiếu tự giác thì thiết bị không thể hoạt động tốt...

Có rất nhiều nguyên nhân

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ trao đổi về các nguyên nhân có thể xảy ra, do lỗi của thiết bị. Ông Man Tấn Trí - Kỹ sư trưởng Cty CP khoa học công nghệ Petec, chuyên gia tư vấn thiết kế và lắp đặt các hệ thống tự động hóa cho rằng: Về lỗi thiết bị không ổn định khi đọc, nhận và xử lý khi hiển thị biển số xe có thể do camera với các trường hợp sau: Camera đặt sai về góc nhìn, sai về độ nét. Ví dụ do góc nhìn của camera nhỏ, hoặc không đủ số lượng camera nên các xe có thể che biển số cho nhau. Hoặc có thể cameras bị ngược sáng, dẫn đến thời điểm này đọc được nhưng thời điểm khác lại không đọc được.

Ông Khắc Hùng - Giám sát trưởng công trình nhà máy dược phẩm Châu Âu - nhà máy dược phẩm lớn nhất Đông Nam Á hiện nay cho rằng camera không đọc được biển số khi các xe che cho nhau có thể do vị trí camera đặt sai, góc nhìn hẹp.

Về câu hỏi tại sao các tài xế khi cho xe chạy qua bàn cân động thì chạy rất chậm, nhằm giảm nhẹ khối lượng... Ông Trí cho rằng có thể do máy tính sai lập trình về tốc độ quét hình ảnh của camera, tốc độ quét của camera phải được hệ thống máy tính phụ trợ thay đổi phù hợp. Trong khi đó ông Hùng lại đặt giả thiết có thể do tấm cảm biến đường không nhận được trọng lượng đúng nên không báo.

Về câu hỏi vì sao hệ thống cân động chập chờn nhiều hơn khi trời mưa, ông Tri đưa ra hai nguyên nhân: Thứ nhất, do camera không xác định được độ sáng để thu nhận hình ảnh... Với các camera dân dụng, khi trời mưa ánh sáng yếu camera sẽ tự động tăng độ nhạy sáng (ASA) còn camera chuyên dụng sẽ do máy tính chỉnh độ nhạy sáng phù hợp. Rất có thể họ dùng camera dân dụng nên camera chưa giao tiếp tốt với máy tính.

Còn lý do thứ 2 là họ đã dùng máy tính cá nhân để vận hành thiết bị, do máy tính công nghiệp đắt gấp 5 - 6 lần máy tính cá nhân. Về lỗi máy tính bàn cân tĩnh thỉnh thoảng bị treo, ông Trí cũng đặt giả thiết là máy tính không đủ khả năng. Hoặc lỗi do kết nối từ sensor (đầu dò) đến card giao tiếp, hoặc kết nối từ card giao tiếp đến máy tính.

VN đủ khả năng làm hệ thống như vậy

Các kỹ sư đều cho rằng để khắc phục bệnh của thiết bị cân xe Trạm cân DG, phải mời các chuyên gia của Hiệp hội Tự động hóa VN, các DN tự động hóa nghiên cứu thiết kế, xem xét thiết bị, giám sát vận hành cụ thể và hội chẩn.

Ông Man Tấn Trí nói tại VN có khoảng 5 Cty đủ khả năng thiết kế lắp đặt một hệ thống cân xe như vậy. Riêng Cty ông đang thiết kế một hệ thống phân loại rác phức tạp hơn nhiều việc phân loạt xe, vì thế Cty ông đủ khả năng thiết kế lắp đặt một hệ thống cân xe hoàn hảo. Thiết bị thì nên nhập ngoại 100% nhưng thiết kế, viết phần mềm quản lý thì nên do các đơn vị VN làm thì mới phù hợp. Cụ thể là các thiết bị nhận thông tin phải hoàn hảo thì mới xử lý thông tin (mời vào trạm cân tĩnh...) đúng. Phải đặt một nhóm camera dưới mọi góc độ, bảo đảm nhìn thấy biển số xe. Phải phân loại xe nào cần nhận thông tin, xe nào không. Ví dụ nạp dữ liệu cho máy tính là chỉ tiếp nhận và xử lý các xe tải với các thông số của loại xe này, không hiển thị biển số, chào hỏi các xe không thuộc loại cần kiểm tra tải trọng.

Ông Khắc Hùng khẳng định ở nước ngoài, người ta có thể lắp đặt các hệ thống nhận dạng người phức tạp hơn nhiều. Tuy nhiên lắp đặt một hệ thống như vậy là rất đắt. Riêng tại Trạm cân DG, nên đặt camera dưới đất, góc nhìn lớn, bảo đảm trong khoảng ½ m vẫn nhìn thấy biển số. Đồng thời máy tính phải kết hợp thêm thông tin từ bàn cân để ra quyết định.

Theo ông Trí, riêng giá phần lắp đặt thiết bị Trạm cân DG gần 6 tỷ là giá không đắt. Như vậy, nếu tính cả tiền đất, tiền xây dựng trạm, làm đường... thì  một trạm cân mà thiết kế, lắp đặt do người VN làm cũng phải tốn trên 10 tỷ đồng. Dù tự động nhưng con người vẫn tác động đến độ chính xác của thiết bị. Thiết nghĩ, đây là các vấn đề cần nghiên cứu kỹ khi quyết định thực hiện các giải pháp giảm và ngăn chặn nạn chở hàng quá tải.

(Theo Khắc Dũng // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Ðường Trường Sơn qua đánh giá, số liệu của đối phương
  • Tính thuế GTGT trên giá chuyển nhượng trừ giá đất
  • Gói kích cầu đang tác động tích cực lên kinh tế Việt Nam
  • Giới trẻ “săn” hàng thời trang nội
  • Thứ bỏ đi sao lại nhập về?
  • Nỗi lo xăng dỏm
  • Bán hàng qua tivi: Nổ quá trời!
  • Cơ quan chức năng: chưa biết thịt bẩn đi về đâu!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi