Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xe buýt nhiên liệu sạch - Sống dở, chết dở!

Theo tính toán của các chuyên gia về vận tải và môi trường, việc sử dụng xe buýt chạy bằng nhiên liệu sạch sẽ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giá thành sử dụng nhiên liệu sạch chỉ bằng 40% - 60% so với giá dầu diesel.

Bên cạnh đó, còn một loạt những lợi ích khác như chống mài mòn, tăng tuổi thọ động cơ, chi phí bảo dưỡng thấp. Đây cũng là mục tiêu mà TPHCM đang hướng tới.

Theo đề án của Sở GTVT, giai đoạn 2009 - 2011, TPHCM sẽ chuyển đổi và đưa vào hoạt động 38 xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch CNG, chủ yếu là các tuyến trong nội thành. Đầu tháng 5 vừa qua, TP đưa vào chạy thử nghiệm 2 xe buýt bằng khí CNG trên tuyến Bến xe miền Tây - Ký túc xá Đại học Quốc gia TPHCM (mã số 10). Và mới đây vào tháng 7-2010, UBND TPHCM chấp thuận cho Công ty TNHH Một thành viên Xe khách Sài Gòn đầu tư 21 xe buýt chạy bằng nhiên liệu sạch CNG.

Thế nhưng, trên thực tế việc đầu tư, chuyển đổi hệ thống xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch ở các doanh nghiệp vận tải lại đang rơi vào cảnh “sống dở, chết dở” do gặp khó khăn trong việc ký kết hợp đồng cung cấp nhiên liệu và cơ chế, chính sách hỗ trợ vốn từ phía TP.

Ông Phùng Đăng Hải, Tổng Giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã vận tải TPHCM, cho biết, kể từ ngày 1-8 đến nay do trạm cung cấp khí CNG cho hệ thống xe buýt đặt tại quận Tân Bình, TPHCM của Công ty cổ phần Kinh doanh khí hóa lỏng miền Nam (đơn vị cung cấp nhiên liệu) hết khí nên 2 chiếc xe buýt chạy thử nghiệm bằng khí CNG phải dừng hoạt động. Nguyên nhân xuất phát từ đơn vị cung cấp nhiên liệu yêu cầu phải có từ 20 chiếc xe buýt chạy loại nhiên liệu này thì họ mới vận chuyển khí từ Vũng Tàu lên trạm cung cấp tại Tân Bình, còn chỉ cung cấp cho 2 xe như hiện nay thì chi phí vận chuyển cao mà không hiệu quả. Điều này đồng nghĩa với việc 2 chiếc xe buýt chạy bằng nhiên liệu sạch đang đối diện với nguy cơ “khai tử”.

Trước yêu cầu trên của bên cung cấp nhiên liệu, ông Nguyễn Tuấn Việt, Phó Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Xe khách Sài Gòn cho biết, sau khi UBND TPHCM chấp thuận cho công ty đầu tư 21 xe buýt chạy bằng nhiên liệu sạch CNG, công ty đã đẩy nhanh việc đầu tư mua xe. Tuy nhiên, hiện giá thành của xe buýt chạy bằng nhiên liệu sạch khá cao (mỗi chiếc nhập nguyên chiếc có giá từ 1,8 - 2 tỷ đồng). Do đó, công ty phải làm văn bản đề xuất UBND TPHCM, Bộ Tài chính và Chính phủ cho miễn thuế suất nhập khẩu để sớm triển khai việc đầu tư hệ thống loại hình xe buýt chạy bằng nhiên liệu sạch.

Về vấn đề này, ông Phùng Đăng Hải cho rằng, không cần đợi Chính phủ thông qua việc miễn thuế mà chỉ cần TP kịp thời có chủ trương cho đơn vị vay vốn dài hạn với lãi suất ưu đãi để chuyển đổi xe, được hưởng số tiền chênh lệch nhiên liệu (có thời hạn) thì các đơn vị vận tải sẽ nhanh chóng chuyển đổi xe kịp thời theo yêu cầu của đơn vị cung cấp khí. Về cách thức thực hiện, theo ông Hải, chỉ cần TP đồng ý cho các chủ xe trong liên hiệp bán xe cũ, vay thêm tiền mua xe mới chứ không cần thông qua đấu thầu như đơn vị quốc doanh.

Bên cạnh đó khi triển khai đề án, TP cần nghiên cứu xem xét tăng cường việc bố trí lắp đặt hệ thống trạm cung cấp nhiên liệu để cho các xe vận hành thường xuyên, tránh tình trạng “có xe mà không có khí” như hiện nay.

(Theo Đình Lý // SGGP Online)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi