Sau khi Diễn đàn Hợp tác Phát triển kinh tế ĐBSCL (MDEC) 2009 kết thúc, nhiều đơn vị đối tác trong và ngoài nước là khách mời tham gia diễn đàn đã đặt mối quan tâm đặc biệt đến môi trường kinh tế thương mại của vùng, nhất là tại An Giang do vị thế đặc biệt của cửa ngõ biên giới. Một trong những đơn vị trở lại sớm nhất là đối tác Ấn Độ, ông Dhananjay Kumar – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Ấn Độ tại Việt
Trong buổi làm việc giữa ông Dhananjay Kumar với lãnh đạo tỉnh và một số Sở, ngành, nhiều cơ hội đã mở ra cho doanh nghiệp hai nước nói chung và An Giang nói riêng. Qua đó, Ấn Độ với thế mạnh tương đồng về lương thực, cùng các lĩnh vực phát triển như ngành Dược, Công nghệ thông tin và một môi trường giáo dục xuyên quốc gia sẽ trở thành người bạn đồng hành quý giá của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập.
Ông Dhananjay Kumar tích cực tìm hiểu những vấn đề có thể mang lại sự hợp tác mạnh mẽ giữa hai bên như hệ thống phân phối dược phẩm tại Việt Nam, cụ thể trong môi trường khám bệnh và chi trả bảo hiểm y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh ở An Giang. Ông cũng nhận định môi trường du lịch của An Giang với cảnh quan thiên nhiên rất đẹp vẫn còn ẩn chứa nhiều tiềm năng khai thác lớn, có thể xúc tiến mời gọi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư các loại hình dịch vụ như nhà hàng, khách sạn và các khu vui chơi giải trí kết hợp giữa hiện đại và tâm linh.
Sở Kế hoạch- Đầu tư An Giang đã chuyển tải đến các nhà đầu tư Ấn Độ thông qua ông Dhananjay Kumar những chính sách thu hút đầu tư cùng danh mục các lĩnh vực có ưu thế trong giai đoạn An Giang đang nỗ lực tăng tốc để phát triển. Đó là đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng như cầu, đường để phát triển mạng lưới giao thông. Hoặc đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu với mục tiêu nhắm tới thị trường các nước trong khối ASEAN. Bên cạnh đó, thị trường nội địa An Giang cũng là một môi trường hấp dẫn cho nhà đầu tư Ấn Độ với 2 triệu dân bản địa và 3 triệu lượt khách mỗi năm để xây dựng hệ thống phân phối các nhóm hàng tiêu dùng.
Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp An Giang cho rằng, ngành dệt may của Ấn Độ rất nổi tiếng với hội chợ được tổ chức cấp quốc tế hàng năm là một tín hiệu lạc quan cho mối quan hệ giao thương giữa hai bên. Điều này sẽ mang đến cơ hội để trao đổi các mặt hàng vải sợi Ấn Độ cũng như sản phẩm thêu tay xuất khẩu của An Giang vốn rất được ưa chuộng tại thị trường Châu Âu như Pháp, Đức…
Vấn đề được phân tích sâu hơn thông qua việc hợp tác về giáo dục đào tạo, cung ứng thiết bị, công nghệ thông tin trong bối cảnh Trường đại học An Giang đang được xây mới trên quy mô rộng đến 40 ha, sức chứa khoảng 20.000 sinh viên trong vòng năm đến mười năm tới. Mặt khác, hiện nay, ngành sản xuất dược phẩm của An Giang cũng có những bước tiến đáng kể thông qua Công ty Agimexpharm và cơ hội để trở thành những đối tác chiến lược là hoàn toàn thuận lợi.
Riêng ngành Lao động- Thương binh và Xã hội An Giang rất hoan nghênh việc doanh nghiệp Ấn Độ đầu tư vào An Giang – Việt Nam, xem đây là cơ hội để đẩy mạnh việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động địa phương thông qua việc thành lập các khu công nghiệp, khu chế xuất…
Về phía ông Dhananjay Kumar – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Ấn Độ tại Việt
Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Minh Chiếu dự buổi làm việc đã tán thành những chương trình làm việc tiếp theo giữa Hiệp hội Doanh nghiệp Ấn Độ tại Việt Nam và các Sở, ngành, các doanh nghiệp An Giang để thúc đẩy xúc tiến các hoạt động hợp tác phát triển kinh tế thương mại với những danh mục cụ thể . Đây có thể xem là một trong những kết quả tốt đẹp mà An Giang đã gặt hái được thông qua Diễn đàn hợp tác kinh tế ĐBSCL …
(Theo T.N // Báo An Giang )
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com