Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bình Dương: 227,5 tỷ đồng cho chương trình bình ổn giá

Với 55 điểm bán hàng giá thấp hơn giá thị trường 10% trải rộng trên địa bàn, tỉnh Bình Dương đang triển khai thực hiện chương trình bình ổn giá cả hàng hóa phục vụ người dân trong dịp Tết Nguyên đán.  

Quầy bán hàng bình ổn giá tại Citimart Bình Dương. Ảnh: Báo Bình Dương

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Tổ điều hành ổn định thị trường tỉnh Bình Dương đã triển khai kế hoạch bình ổn giá cả hàng hóa thông qua 4 doanh nghiệp, gồm hệ thống Siêu thị Vinatex Bình Dương, Citimart Bình Dương, doanh nghiệp thương mại – dịch vụ Hải Long, Công ty TNHH Thương mại – dịch vụ Sài Gòn - Bình Dương (Co-op Mart) thực hiện dự trữ hàng hóa với tổng trị giá 227,5 tỷ  đồng.

Các nhóm hàng theo chương trình gồm lương thực (gạo tẻ, gạo nếp các loại); thực phẩm tươi sống, đông lạnh (thịt lợn 125 tấn; thịt bò 30 tấn; thịt gia cầm  57 tấn; trứng gia cầm 100.000 quả); thực phẩm chế biến; nước giải khát; hàng dệt may và nhóm hàng dự phòng thiết yếu khác.

Ngoài việc bán hàng giá bình ổn tại 15 điểm ở các siêu thị, các doanh nghiệp còn mở 40 điểm bán hàng bình ổn giá phục vụ người dân ở các huyện vùng sâu, vùng xa.

Sở Công Thương tỉnh Bình Dương dự báo tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ tại địa bàn tỉnh trong dịp Tết Nguyên đán Tân Mão sẽ tăng khoảng 30% so với năm trước. Vì vậy, việc tăng cường các điểm bán hàng bình ổn giá phục vụ người dân ở các huyện vùng sâu, vùng xa năm nay sẽ làm giảm áp lực người dân tập trung về các chợ trung tâm mua sắm hàng hóa tết cũng như sẽ góp phần giảm áp lực tăng giá ở các chợ truyền thống này. 

Các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá cho biết, công tác chuẩn bị nguồn hàng khá ổn định với lượng hàng hóa rất dồi dào nên đủ đáp ứng nhu cầu thị trường tết năm nay.

Theo bà Nguyễn Thị Điền, Giám đốc Sở Công Thương Bình Dương, các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn đã cam kết: Giữ giá bán ổn định trong thời gian thực hiện chương trình; giá bán luôn thấp hơn thị trường 10%; khi thị trường có biến động cung cầu, giá trên thị trường giảm thì giảm theo, ngược lại khi thị trường tăng giá cũng không tăng giá thêm.

Ngoài ra, các điểm bán hàng bình ổn giá bắt buộc phải ghi rõ mặt hàng nào được bán giá bình ổn, tránh gây nhầm lẫn trong việc treo bảng bán hàng bình ổn giá nhưng giá bán lại cao hơn bình thường.

Bà Điền cho biết thêm, theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Công Thương sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra, kiểm soát thường xuyên hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh nhằm tránh tình trạng đầu cơ, găm hàng, gây khan hiếm giả tạo.

(Theo Trúc Huỳnh // Tin Chính phủ)

  • TP. Hồ Chí Minh: Đảm bảo giá điện nhà trọ bán đúng quy định
  • Những làng ô nhiễm tại TPHCM - Sát thủ thầm lặng
  • Thạch Thất và nỗi lo ô nhiễm làng nghề
  • Phê duyệt quy hoạch nghĩa trang thành phố Hà Nội
  • Tháng 10, giá trị sản xuất công nghiệp của Hà Nội tăng 5,3%
  • Sóc Trăng - tỉnh thứ 2 của ĐBSCL đầu tư điện gió
  • Nghệ An tổ chức chuyển đổi 12 công ty Nhà nước
  • Quảng Nam: Xây dựng 16 khu dân cư phòng tránh thiên tai
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi