Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

CPI tháng 3 tại Tp.HCM tăng thấp

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2012 tại Tp.HCM đã hạ nhiệt mạnh, từ mức tăng 1,32% tháng trước nay chỉ còn tăng 0,12%.

Diễn biến này đã đưa mức tăng CPI hiện nay về tương đương con số thấp nhất của năm 2011, đạt được vào tháng 10 năm ngoái. Như vậy, ngay tháng sau Tết, mặt bằng giá đã bị phá vỡ xu hướng tăng tốc của 4 tháng trước đó để về lại mức tương đối ổn định.

Điều chỉnh phù hợp với quy luật tiêu dùng trong năm, nhưng mức tăng thấp của CPI tháng này đáng chú ý là rơi vào tháng có giá xăng dầu, giá gas đều tăng rất mạnh.

picture

Diễn biến trên thực tế, biên độ tăng CPI khá thấp tại tháng này là sự đan xem hai dòng tác động: kéo lên từ việc điều chỉnh giá xăng dầu, tăng giá gas; nhưng đồng thời là việc kìm hãm từ giảm giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống, nhóm duy nhất có chỉ số giá giảm trong tháng.

Giá gas vừa có đợt tăng mạnh với mức tăng trên 50 nghìn đồng/bình 12 kg đã nhanh chóng tạo sự khác biệt lên nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng. Chỉ số giá nhóm này trong tháng đã tăng tới 2,51%.

Thêm vào đó, giá xăng dầu tăng 600-2.100 đồng/lít kể từ ngày 7/3 cũng lập tức tạo khác biệt ở nhóm giao thông, với CPI tăng 0,65% so với tháng trước.

Tuy nhiên, giá lương thực và đặc biệt là thực phẩm đã điều chỉnh giảm khá sâu trong tháng này. CPI hai nhóm có tác động lớn nhất lên mặt bằng giá chung lần lượt giảm 0,74% và 1,06%.

Mặc dù CPI ăn uống ngoài gia đình tăng nhẹ, tính chung nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống vẫn giảm 0,74%, có tác dụng kìm chế mạnh mức tăng giá chung tháng này tại đầu tàu kinh tế phía Nam.

(Theo Vneconomy)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi