Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đà Nẵng phấn đấu trở thành thành phố điện tử

Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực Công nghệ thông tin thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010 – 2015, tầm nhìn 2020, được công bố ngày 20/10.

Đà Nẵng công bố Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực Công nghệ thông tin - Ảnh Chinhphu.vn

Mục tiêu của Kế hoạch là đưa Đà Nẵng trở thành thành phố điện tử và là trung tâm quốc tế đầu tiên của Việt Nam về chế tạo, thương mại, du lịch, vận tải, viễn thông, kinh tế hàng hải và các dịch vụ tài chính thông qua các hoạt động sản xuất, dịch vụ tăng cường tri thức do Công nghệ thông tin và Truyền thông (CNTT-TT) mang lại.

10 năm doanh thu từ CNTT tăng 10 lần

10 năm trước, nền công nghiệp CNTT Đà Nẵng chỉ đạt doanh thu 50 tỷ đồng. Đến 2009, doanh thu đã đạt 500 tỷ đồng, tổng kim ngạch xuất khẩu phần mềm đạt 10 triệu USD. Thành phố 2 năm liên tiếp dẫn đầu cả nước về mức độ sẵn sàng ứng dụng CNTT. Đây không phải là những thành tựu lớn, nhưng lại là bước khởi đầu đầy mạnh mẽ làm đà tiến để Đà Nẵng thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội lấy CNTT làm ngành kinh tế mũi nhọn trong giai đoạn 2010 – 2015.

Để làm được điều này, UBND thành phố  đã ban hành những quyết sách mạnh mẽ thay đổi cục diện như cải cách hành chính, đưa ứng dụng CNTT vào đời sống xã hội, nâng cao nhận thức trong nhân dân … cùng với việc ưu tiên phát triển ngành công nghiệp CNTT trên địa bàn, tạo lực hút nhân tài CNTT về thành phố làm việc...

Nhân lực CNTT tạo động lực mới cho tăng trưởng

Công viên phần mềm Đà Nẵng - Ảnh Chinhphu.vn

Hiện tại, theo điều tra, toàn thành phố chỉ có gần 500 cán bộ CNTT đang làm việc trong các cơ quan, đơn vị của nhà nước, xấp xỉ 29 nghìn người hoạt động trong các đơn vị tư nhân (các doanh nghiệp phần mềm, các sơ sở đào tạo CNTT, các doanh nghiệp vừa và nhỏ …) nhưng lại có khoảng 90 vạn người thường xuyên sử dụng máy tính. Kết quả điều tra cũng dự đoán số lượng nhân lực này sẽ tăng từ 5 – 30% trong 10 năm tới, tuỳ từng khu vực.

Chính quyền thành phố đã xác định phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT sẽ góp phần cực kì quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đưa Đà Nẵng trở thành thành phố công nghệ cao, là hạt nhân của khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Nguồn nhân lực CNTT-TT của Đà Nẵng trong tầm nhìn của các chuyên gia sẽ xây dựng được đội ngũ lao động chất lượng cao, tạo động lực mới tăng trưởng kinh tế.

Các chuyên gia khuyến nghị về vấn đề thiết lập đầu mối phát triển nguồn nhân lực CNTT dưới dạng cử tuyển đào tạo cấp cao và thu hút nhân tài; mở rộng các trung tâm đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ (thành lập phòng phát triển năng lực nguồn nhân lực CNTT; Trung tâm nhân tài CNTT-TT để nghiên cứu, tư vấn, thử nghiệm và đào tạo tại chỗ về CNTT-TT)...

Kế hoạch còn đưa ra khuyến nghị về các dịch vụ điện tử tại Đà Nẵng như dịch vụ điện tử cho ngành du lịch, y tế, giáo dục, các trung tâm thương mại ..., lấy CNTT-TT làm nền tảng quan trọng cho việc hình thành Chính phủ điện tử.

(Theo Hồng Hạnh // Tin Chính phủ)

  • Hà Nội: Công bố 20 điểm Vàng trong Tháng khuyến mại
  • Động đất tại Nghệ An
  • Bệnh viện cho phụ nữ nghèo ở Đà Nẵng
  • Quảng Ninh tăng cường quản lý khai thác, tiêu thụ than
  • Nghệ An phục hồi thành công giống gà đen quý
  • Đến 2020, Bắc Kạn phấn đấu kim ngạch xuất khẩu trên 30 triệu USD
  • TP.HCM phải là địa phương mạnh về CNTT
  • Quảng Ngãi chọn hướng đột phá để phát triển kinh tế - xã hội
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi