Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đắc Lắc: Trồng điều cũng khổ, trồng keo cũng khốn

Từ cuối năm 2010 đến nay, có khoảng 200 hộ đồng bào kinh tế mới ở 2 xã Ia Rvê và Ia Lốp, huyện Ea Súp đã ký đơn tập thể và nhiều lần cùng nhau gặp lãnh đạo một số đơn vị thuộc Binh đoàn 16, gặp lãnh đạo xã, huyện... để khiếu nại, đòi quyền lợi.

Ia Rvê và Ia Lốp là vùng biên giới, có số đông là đồng bào Bến Tre đi kinh tế mới từ năm 2002 - 2003. Những năm trước đây, đồng bào sinh sống chủ yếu bằng việc thực hiện dự án kinh tế - quốc phòng, do một số đơn vị thuộc Binh đoàn 16 quản lý. Nổi cộm nhất ở đây là dự án trồng 12.000ha điều, với tổng vốn đầu tư khoảng 140 tỉ đồng. Nhưng do việc khảo sát khí hậu, thổ nhưỡng không tốt, chọn giống điều không phù hợp... nên cây điều ở đây cho năng suất rất thấp, bình quân chỉ đạt 17kg/ha. Dự án không thành công và buộc phải chuyển đổi sang trồng cây khác.

Khi ký hợp đồng thực hiện dự án trồng điều với các đơn vị thuộc Binh đoàn 16, dẫu thu nhập từ cây điều không đáng là bao, nhưng đồng bào còn có thêm nguồn thu từ các cây trồng xen trong vườn điều...

Nhưng kể từ năm 2008, các đơn vị thuộc Binh đoàn 16 là “chủ đất” chuyển sang ký hợp đồng với Công ty giấy Tân Mai, Công ty Phước Lộc Thọ... để trồng cây nguyên liệu giấy (keo lá tràm) thì đời sống của đồng bào càng khó khăn hơn; vì cây keo phủ tán rất nhanh - chỉ sau 1 năm, không thể trồng xen cây khác, nên không có thêm thu nhập.

Hiện ở xã Ia Rvê có 66% số hộ nghèo, xã Ia Lốp có trên 80% số hộ nghèo. Thiếu đất sản xuất, một số quyền lợi kinh tế có liên quan với các đơn vị thuộc Binh đoàn 16 trước đây chưa được giải quyết dứt điểm, cách ăn chia sản phẩm khi cây keo đến kỳ khai thác bất hợp lý, đời sống khó khăn... là nguyên nhân chính khiến nhiều hộ dân ở đây rủ nhau khiếu kiện...

Ông Lê Thanh Hải - Chủ tịch UBND xã Ia Rvê - cho biết 4 nguyên nhân chính khiến dân khiếu kiện đông người: Một là hợp đồng trồng điều giữa các đơn vị “chủ đất” với các hộ dân xét dưới góc độ pháp lý vẫn còn hiệu lực; nhưng các đơn vị này chưa làm thủ tục thanh lý với dân đã cho cho chặt điều để trồng keo.

Hai là hợp đồng trồng keo của “chủ đất” với các doanh nghiệp trồng keo là 30 năm, nhưng hợp đồng với dân chỉ ký 5 năm, với mức hưởng lợi của người dân rất thấp (doanh nghiệp 60%, “chủ đất” 20%, người dân hưởng 20%).

Ba là tiền công chăm sóc vườn keo của dân bị “chủ đất” giữ lại 10% một cách vô lý. Bốn là sau khi chuyển đổi cây trồng, từ điều sang keo thì người dân không còn đất để trồng xen, thu nhập giảm hẳn, nhiều hộ lâm vào cảnh túng thiếu nợ nần; và vì vậy, họ đề nghị mỗi hộ cần được cấp đủ 2ha đất để sản xuất mới có thể có ổn định được cuộc sống.

(Báo Lao Động)

  • Mô hình xã tiết kiệm điện
  • Hải Dương cấp phép dự án dệt may 180 triệu USD
  • Giải ngân ODA của Hà Nội đạt gấp đôi kế hoạch
  • Xây mỗi làng một bãi trung chuyển rác thải
  • Bò sữa “kéo” Vĩnh Thịnh thoát nghèo
  • Kim Bôi phá vườn tạp, trồng cây ăn quả
  • Ðức Trọng chuyển mình
  • Quảng Ninh cắt, giãn đầu tư, ưu tiên vốn cho công trình trọng điểm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi