Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

ĐBSCL: "Chết đứng" với lúa hè thu Người nông dân vẫn mãi loay hoay

Thực ra, không phải đến bây giờ mà hơn 10 năm trước, các nhà khoa học đã cảnh báo: Sản xuất lúa hè thu (HT) sẽ "chết" và đề xuất nhiều mô hình thay thế bằng việc nuôi trồng các loại cây - con có giá trị kinh tế cao khác.

Thế nhưng, 10 năm trôi qua, những giải pháp đầy tâm huyết ấy vẫn nằm đâu đó trên bàn giấy, nên nông dân (ND) vẫn phải gắn bó với cây lúa HT và gắn liền với bao nỗi gian truân từ khâu gieo sạ, chăm sóc cho đến thu hoạch, tiêu thụ.

Từ lỗ tới lỗ

“Làm lúa HT bây giờ “khó ăn” lắm” - lão nông Lê Văn Lam (Tân Hồng - Đồng Tháp), người từng gửi bức tâm thư lên Thủ tướng nói lên nỗi thống khổ của nông dân trồng lúa - đúc kết. Theo GS-TS Bùi Bá Bổng - Thứ trưởng Bộ NNPTNT - đây là vấn đề mà các nhà nông học đã nhìn thấy từ hơn 10 năm trước: Theo kết quả khảo sát của Viện Quy hoạch thiết kế nông nghiệp (Bộ NNPTNT), trong 10 năm qua (1999-2009) giá nhiều “mặt hàng” thiết yếu trong quy trình trồng lúa đều “nhảy vọt”: Giá lao động tăng từ 20.000 lên 80.000đ/ngày công, tương tự giá xăng dầu là 4.300đ/lít- 16.000 đ/lít, giá phân urê là 2.300đ/kg- 7.000đ/kg, thuốc BVTV tăng bình quân từ 20.000 lên 100.000đ/chai.

Trong khi đó, do những đặc thù: Xuống giống vào mùa khô thiếu nước ngọt tưới, rồi mặn xâm nhập, đến khi thu hoạch gặp phải mưa bão, nên giá thành lúa HT luôn ở mức cao nhất trong năm. Thế nhưng, trớ trêu thay, giá trị kinh tế của lúa HT lại luôn ở mức thấp nhất trong năm. Vì thế, theo GS-TS

Võ Tòng Xuân, tuy góp phần quan trọng giúp ĐBSCL đạt mức tăng trưởng cao về sản lượng, nhưng phần lớn ND không có tích lũy nên đến khi thu hoạch, họ phải bán ngay nông sản để thanh toán nợ nần, bất chấp giá cả ra sao. Mặt khác, “thời gian qua DN như đánh đố ND khi chỉ cho biết sẽ XK gạo 5 hay 15% tấm mà không định hướng rõ là giống gì, sản lượng bao nhiêu. Trong khi đó vào vụ đông xuân, DN mua cả lúa IR 50404, nhưng đến HT thì khi chê, khi mua” - Th.S Nguyễn Phước Tuyên - Phó GĐ Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Đồng Tháp bức xúc: “Điều này không chỉ khiến cho các nhà khoa học, quản lý nhà nước gặp nhiều khó khăn trong vận động, khuyến cáo giống cho ND theo hướng chất lượng mà còn trực tiếp làm cho ND lơ là với khâu giống”.

Hệ lụy là sau mỗi lần thua lỗ, ND lại tự phát chọn giống theo hướng “an toàn” với túi tiền. Điều này cũng đồng nghĩa sau mỗi vụ lúa rớt giá, chất lượng gạo tiếp tục hạ xuống”. Cứ thế, lúa - gạo loay hoay trong cái vòng luẩn quẩn chưa lối thoát và tất nhiên là đời sống ND lại loay hoay theo cái vòng luẩn quẩn ấy.

Khó đổi vì bệnh thành tích

Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Bùi Bá Bổng, một trong những việc cần làm ngay để “hóa giải” cho hạt lúa HT là phải xác lập bản đồ tiềm năng năng suất lúa và mạnh tay chuyển đổi giống cây trồng gắn với liên kết sản xuất- tiêu thụ. Tuy nhiên, theo nhiều nhà nông học, đây là nhiệm vụ rất nan giải bởi căn bệnh “thành tích nông nghiệp” và thói quen kinh doanh theo kiểu “ăn xổi ở thì” đã ăn sâu trong nếp nghĩ của nhiều nhà quản lý, DN.

GS-TS Võ Tòng Xuân bức xúc: “Nhiều lần dự buổi thông qua đề án quy hoạch nông nghiệp, tôi rất “đau” khi thấy nhiều cán bộ quy hoạch không đủ “gan” trình bày căn cứ khoa học chứng minh vùng nào thích hợp nhất cho cây lúa, con cá..., mà chỉ “vẽ” quy hoạch theo ý của lãnh đạo địa phương. Mà lãnh đạo nào cũng muốn địa phương mình có đủ thứ từ cây lúa đến con cá, con tôm, bất chấp đặc điểm, quy luật sinh thái của địa phương mình”. Theo GS Xuân, điều này không chỉ gây tốn kém ngân sách, đẩy ND vào thế thua thiệt mà còn phá vỡ sự ổn định của đồng đất.

Quy hoạch bộp chộp, nhưng hầu hết các địa phương lại lỏng lẻo trong khâu giám sát, chế tài các trường hợp sản xuất tự phát nên hệ lụy là ND bị rơi vào điệp khúc “trồng cao-bán thấp”. Trong khi đó, dù Nhà nước đã ban hành quy định (Quyết định 80), nhưng sự liên kết giữa ND và DN trong thời gian qua chỉ mang tính hình thức. “Bởi không chỉ các Cty và DN tư nhân, mà ngay cả những công ty lớn của Nhà nước cũng mua lúa qua thương lái là chính” - GS Xuân nhấn mạnh. “Mà thương lái thì chỗ nào lời nhiều là mua, sau đó trộn chung lại, sơ chế bán cho DN nên chất lượng nguồn gạo không đồng đều, nguồn gốc không đảm bảo... ảnh hưởng đến uy tín cho toàn cục gạo VN” - ông nói.

(Báo Lao Động)

  • Xây dựng Bình Dương trở thành thành phố công nghiệp tiêu biểu
  • Bệnh viện bay ORBIS trở lại Đà Nẵng
  • TP HCM kiến nghị biện pháp mạnh quản lý game online
  • Xây dựng Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành thành phố cảng
  • Cảnh báo sớm thiên tai cho miền Trung
  • Năm 2010, Hải Phòng phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế hơn 10%
  • Thêm nhiều kênh hợp tác kinh tế
  • Quảng Ngãi giải trình về dự án Guang Lian-Dung Quất
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi