Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đồng Tháp: Sạt lở bờ sông diễn biến phức tạp

 
(Ảnh minh họa: Internet)

Trong các ngày 16 - 18/10, mưa lớn và kéo dài liên tục cộng với nước lũ từ thượng nguồn đổ về mạnh đã làm sạt lở một đoạn bờ sông dài gần 150m có nhà dân đang sinh sống ở xã cù lao Tân Bình, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, có đoạn sạt lở sâu vào đến 25m.

Tuy không có thiệt hại về tài sản và người, nhưng trên đoạn sạt lở có đến 120 hộ dân bị đe dọa phải di dời khẩn cấp.

Tại 2 xã Long Khánh A và Long Thuận (thuộc cù lao Long - Phú Thuận) của huyện Hồng Ngự nơi điểm nóng sạt lở từ đầu mùa lũ đến nay vẫn luôn diễn ra hàng ngày, chính quyền địa phương phải tổ chức di dời khẩn cấp trên 100 hộ dân vào các cụm tuyến dân cư.

Từ cuối tháng 9 đến nay, tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành sạt lở mạnh liên tục diễn ra làm mất khoảng 4,5ha đất, gây thiệt hại 4 ao nuôi cá tra làm thất thoát gần 300 tấn cá , tổng thiệt hại trên 5,3 tỷ đồng, 45 hộ dân phải di dời khẩn cấp.

Đến thời điểm này, mực nước lũ ở huyện đầu nguồn Hồng Ngự đã bắt đầu hạ dần, nhưng do mưa luôn diễn ra nên nước lũ từ thượng nguồn vẫn tiếp tục đổ về mạnh, tình hình sạt lở bờ sông dọc sông Tiền thuộc tỉnh Đồng Tháp đang diễn biến hết sức phức tạp, hầu như ngày nào cũng xảy ra sạt lở bờ sông ở nhiều nơi.

Hiện tại, chỉ riêng trên sông Tiền thuộc tỉnh Đồng Tháp có 35 điểm sạt lở, trong đó có các điểm nóng sạt lở từ nay đến sau lũ như: Cù lao Long-Phú-Thuận (huyện Hồng Ngự); Tân Quới, Tân Bình (huyện Thanh Bình); Mỹ Xương, Bình Hàng Trung, Bình Thạnh (huyện cao Lãnh) và xã An Hiệp (huyện Châu Thành), với tổng cộng gần 2.000 hộ sống trong vùng sạt lở cần phải di dời từ nay đến sau lũ.

Theo đánh giá của người dân sống trong vùng sạt lở, năm nay sạt lở diễn ra không theo chu kỳ, trước đây sạt lở thường diễn ra cuối mùa lũ (nước rút), nhưng năm nay, đầu mùa lũ đã xảy ra sạt lở nghiêm trọng, do đó, sau khi lũ rút tình hình sạt lở sẽ còn nghiêm trọng hơn.

Trước tình hình sạt lở diễn biến phức tạp, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp đang chỉ đạo các địa phương thường xuyên theo dõi, giám sát kỷ tình hình sạt lở, thực hiện các biện pháp di dời nhanh nhằm bảo toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.

Tỉnh đã đầu tư xây dựng tuyến dân cư khắc phục sạt lở tại 2 huyện Hồng Ngự và Thanh Bình với tổng vốn đầu tư trên 71,2 tỷ đồng để bố trí cho trên 1.760 hộ dân vùng bị sạt lở định cư lâu dài.

Các địa phương được đầu tư xây dựng cụm, tuyến dân cư để di dân vùng sạt lở nhanh chóng hoàn thành khâu san lấp mặt bằng, phân lô, nền nhà nhanh chóng bố trí dân di dời vào ở.

Trước mắt, huyện Hồng Ngự nhanh chóng hoàn thành xây dựng 2 cụm, tuyến dân cư ở xã Long Thuận và Long Khánh để sớm bố trí ngay 482 hộ trong vùng sạt lở ở xã Long Thuận và Long Khánh đang ở tạm sớm di dời vào chỗ ở mới; 2 tuyến dân cư ở huyện Thanh Bình sắp xếp, bố trí cho 838 hộ dân vùng bị sạt lở./.
 
(TTXVN/Vietnam+)

 

  • "Nóng bỏng" vấn đề chất thải ở nông thôn
  • Cà Mau bảo vệ nghiêm ngặt vườn chim tự nhiên
  • Đưa vào hoạt động nhà máy xử lý nước rỉ rác
  • Phú Yên đẩy mạnh thu hút đầu tư
  • Ba trại nuôi hổ Bình Dương trình phương án gây nuôi
  • Xây dựng Huế là thành phố không khói thuốc lá
  • Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng CNTT hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu
  • Dự án cầu Hóa An mới : Kết nối các tỉnh Đông Nam Bộ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi