Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Gia Lai đặt mục tiêu trồng 125.000ha cao su

 
Công nhân khai thác mủ cao su. (Ảnh: Hồng Kỳ/TTXVN).

Tỉnh Gia Lai đã quy hoạch tổng thể vùng phát triển cây cao su tập trung đến năm 2015 với tổng diện tích từ 120.000-125.000ha. Trên cơ sở đó, Gia Lai định hướng đến năm 2020 sẽ tiếp tục tăng diện tích trồng cao su lên 130.000-135.000ha.

Phần lớn diện tích mở rộng trồng cao su trong những năm tới của Gia Lai sẽ tập trung ở các huyện biên giới phía Tây Nam tỉnh như huyện Đức Cơ, Chưprông, Ia Grai, Chư Sê, Chưpảh...

Một số vùng khác, nhất là địa bàn các huyện nằm ở phía Đông Trường Sơn ít thuận lợi hơn và cần có những giải pháp hỗ trợ kèm theo thì cây cao su mới phát triển tốt và đạt hiệu quả cao.

Theo đánh giá của các ngành chức năng, việc mở rộng diện tích trồng cây cao su trên địa bàn là việc làm cần thiết, mang lại hiệu quả kinh tế cao và góp phần chăm lo đời sống cộng đồng xã hội.

Trên cơ sở phân tích thực tế, giá trị sử dụng trên một đơn vị diện tích trồng cao su cao gấp 3 lần so với kinh doanh rừng sản xuất, giá trị thu nhập trên 1 lao động cao gấp 2 lần so với trồng điều, cây màu và các loại cây công nghiệp ngắn ngày hàng năm.

Hiện tại số lao động trong ngành sản xuất cao su chiếm 11,2% trong tổng số hơn 390.000 lao động nông lâm nghiệp của cả tỉnh; trong tương lai khi cây cao su phát triển theo quy hoạch sẽ có khả năng thu hút khoảng 70.000 lao động (tương đương 25.000 hộ) và phần nhiều là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.

Việc phát triển cây cao su trên đất rừng nghèo sản xuất, đất trống đồi trọc đều không ảnh hưởng đến môi trường, đặc biệt là không có phần đất nào thuộc diện rừng bảo vệ, rừng phòng hộ hay rừng đặc dụng, không xâm chiếm vườn rừng quốc gia, không có di tích lịch sử văn hóa cần bảo vệ.

Các khu vực trồng cao su đều xa vùng dân cư sinh sống, mức độ đầu tư phân bón và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thấp hơn nhiều so với trồng cà phê hoặc cây tiêu. Hơn nữa, nguồn phân bón lại lấp đất nên sẽ ít bị rửa trôi khi có mưa lớn.

Ngoài ra, những vùng có trồng và phát triển cây cao su đã tạo nên khí hậu mát mẻ hơn và có nguồn nước ngầm tốt hơn so với nhiều vùng khác, hàm lượng các nguyên tố vi lượng, các hợp chất nitơ đều dưới hàm lượng cho phép./.
 
(TTXVN/Vietnam+)

 

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi