Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hà Nội đầu tư phát triển rừng đặc dụng Hương Sơn

Hà Nội sẽ bảo tồn đa dạng sinh học tại rừng đặc dụng Hương Sơn. (Nguồn: Internet)

Ngày 10/6, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã cho phép đầu tư dự án quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng Hương Sơn, huyện Mỹ Đức.

Đại diện thành phố cho biết dự án này có quy mô bảo vệ 3.798 ha rừng.  Trong khuôn khổ dự án, sẽ có 15km đường băng cản lửa và 10km đường lâm sinh được xây dựng.

Dự án nhằm bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, phòng chống cháy rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và các loài cây quý hiếm, cũng như bảo vệ môi trường, tôn tạo cảnh quan khu du lịch rừng Hương Sơn.

Từ đó tạo tiền đề phát triển sản xuất, du lịch sinh thái, tạo thêm việc làm và tăng thêm thu nhập của người dân, thúc đẩy kinh tế, xã hội khu vực phát triển.

Dán cũng sẽ cải tạo, nâng cấp 3 trạm bảo vệ rừng, mua sắm một số thiết bị phòng cháy rừng. Theo đó, các lớp tập huấn bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng sẽ được tổ chức, kết hợp tuyên truyền bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học.

Theo Chi cục Kiểm lâm Hà Nội, thành phố hiện có 6.918ha rừng tự nhiên. Thành phố đã cấm khai thác gỗ trong các khu rừng đặc dụng ở Vườn quốc gia Ba Vì, rừng đặc dụng Hương Sơn nhằm bảo tồn các nguồn gen, bảo vệ hệ sinh thái rừng, phòng hộ, bảo vệ môi trường, cảnh quan rừng, phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch.

Hiện Việt Nam đã thiết lập được một hệ thống rừng đặc dụng, tổng diện tích 2,2 triệu ha, với trên 160 khu rừng đại diện cho hầu hết các hệ sinh thái quan trọng bao gồm cả trên cạn, đất ngập nước và trên biển.

Từ ngày 1/3, Nghị định số 117/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng bắt đầu có hiệu lực. 
 
Cẩm Thơ (Vietnam+)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi