Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hải Dương, điểm sáng về thu hút nguồn vốn FDI

Trong nhà máy sản xuất xe Ford - doanh nghiệp FDI lớn nhất Hải Dương
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước có nhiều dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Hải Dương đã có nhiều khởi sắc và từng bước trở thành bộ phận cấu thành quan trọng, đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế toàn tỉnh.
 
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương, tính đến giữa tháng 2/2011, trên địa bàn tỉnh hiện có 205 dự án FDI còn hiệu lực của các doanh nghiệp đến từ 23 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đăng ký gần 2,60 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư thực hiện đạt 1,66 tỷ USD (chiếm 64%). Trong số này, có 102 dự án nằm trong các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh, với tổng vốn đăng ký hơn 1,67 tỷ USD và 150 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Xét theo thành phần chủ đầu tư các dự án, Nhật Bản đứng đầu với 32 dự án, tổng  vốn đăng ký 719,8 triệu USD, chiếm 27,7% tổng vốn FDI và đứng đầu về quy mô vốn đầu tư tại Hải Dương. Tiếp đến là Đài Loan với vốn đăng ký 647 triệu USD, chiếm 24,8% tổng vốn FDI. Các nhà đầu tư khác với số vốn đăng ký trên 100 triệu USD là Samoa, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc, Hồng Kông.

Xét theo lĩnh vực đầu tư, công nghiệp – xây dựng là lĩnh vực thu hút nguồn vốn FDI lớn nhất của Hải Dương, với 177 dự án có vốn đăng ký gần 2,30 tỷ USD, chiếm 88,5% tổng vốn FDI.

Trong những thành tựu kinh tế mà tỉnh Hải Dương đạt được trong năm 2010, có sự đóng góp to lớn của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI. Doanh thu năm 2010 của các doanh nghiệp FDI đạt gần 1,765 tỷ USD, tăng 18,7% so với năm 2009, trong đó kim ngạch xuất khẩu  đạt 1,096 tỷ USD, chiếm 96% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Các dự án FDI đã tạo ra công ăn, việc làm ổn định cho 85.000 lao động trực tiếp, cùng hàng ngàn lao động gián tiếp khác, đồng thời nộp ngân sách nhà nước 97 triệu USD, chiếm 42,4 % tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh.

Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 của các dự án FDI trong lĩnh vực công nghiệp đạt 9.545 tỷ đồng, chiếm 43% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Ông Lê Hồng Văn, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hải Dương khẳng định: “Các doanh nghiệp FDI đang đầu tư, hoạt động tại Hải Dương đã góp phần làm thay đổi diện mạo theo chiều hướng tích cực cho tỉnh. Các doanh nghiệp FDI tạo thêm nhiều việc làm có thu nhập ổn định, cơ sở hạ tầng ngày càng được xây dựng đồng bộ, hiện đại... Nhờ đó, Hải Dương đang trở thành một tỉnh có tốc độ phát triển nhanh, ổn định và bền vững”.

Có thể nói, tỉnh Hải Dương đã có nhiều chính sách khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư, chú trọng công tác quy hoạch các cụm, KCN. Chính phủ đã cho phép Hải Dương quy hoạch, đầu tư xây dựng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 tổng cộng 18 KCN tập trung với diện tích gần 4.000 ha; trong đó 10 KCN đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết với diện tích quy hoạch 2.086 ha.

Tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN đã thực hiện là 2.180 tỷ đồng (tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng dự kiến là 5.970 tỷ đồng). Đến thời điểm hiện tại, các KCN đã thu hút được 127 dự án trong nước và FDI, với vốn đầu tư đăng ký gần 2,0 tỷ USD, vốn đầu tư thực hiện khoảng gần một tỷ USD; tỷ lệ lấp đầy bình quân của các KCN đã được giao đất và xây dựng hạ tầng đạt khoảng 60%. Tỉnh đã phê duyệt quy hoạch gần 40 cụm công nghiệp, với diện tích khoảng 1.600 ha.

Hải Dương được đánh giá là tỉnh có nhiều thuận lợi về vị trí địa lý, nguồn nhân lực... để thu hút nguồn vốn FDI và hiện vẫn là một trong các tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI.

(Theo Báo đầu tư)

  • Miền Bắc: Chủ động tiết kiệm mùa “khát” điện
  • Kon Tum: Nhiều thuỷ điện... không được phát lên lưới quốc gia
  • Đà Nẵng tìm ý tưởng để phát triển ngang tầm các TP châu Á
  • Nhận hồ sơ mua nhà thu nhập thấp từ ngày 7/3
  • Bình Định chú trọng phát triển du lịch
  • Hưng Yên xây dựng và phát triển các khu công nghiệp
  • Đề xuất xây hầm đường bộ vượt sông Hồng
  • Hà Nội sẽ có “siêu bệnh viện” tư nhân
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi