Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khánh thành Cảng container Trung tâm Sài Gòn

Tại TP. Hồ Chí Minh, Cảng container Trung tâm Sài Gòn - cảng container hiện đại nhất thành phố đã được khánh thành tạo động lực mới cho hoạt động xuất nhập khẩu khu vực miền Đông Nam Bộ.

Cảng container Trung tâm Sài Gòn tại huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: SGGP

Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển, sau hơn 3 năm thi công, Cảng container Trung tâm Sài Gòn (SPCT) đã được khánh thành ngày 30/1.

Đây là bến cảng đầu tiên được xây dựng trên sông Soài Rạp tại xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, thuộc khu Nam TP. Hồ Chí Minh do Tập đoàn DP World (một trong những tập đoàn cảng biển lớn trên thế giới) và Công ty Phát triển công nghiệp Tân Thuận đầu tư với tổng số vốn 360 triệu USD, trong đó giai đoạn 1 là 216 triệu USD.

Hiện tại, cảng đã hoàn tất đầu tư giai đoạn 1 với 2 cầu tàu và 1 bãi chứa container công suất 15.000 TEU (1 TEU tương đương 1 container 20 feet).

Trong năm 2010, khi luồng tàu ở sông Soài Rạp được nạo vét sâu  đến 9,5m,  Cảng SPCT có thể đón tàu trọng tải đến 50.000 tấn  ra vào. Đến năm 2012 - 2013, luồng được nạo vét đến 11m, cảng sẽ đón được tàu khoảng 70.000 tấn vơi tải và vào năm 2015, khi luồng sâu đến 12m, cảng sẽ đón được tàu 70.000 tấn đầy tải.

Cảng SPCT là mô hình tốt đảm bảo khai thác có hiệu quả tiềm năng cảng biển dọc sông Soài Rạp đồng thời sẽ tạo động lực mới cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng nông sản, thủy sản  khu vực Đông Nam Bộ và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Theo lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh, cách đây 10 năm, khi chủ trương tiến ra biển được triển khai cũng là lúc Đảng bộ, chính quyền TP xúc tiến xây dựng hệ thống cảng dọc sông Soài Rạp.

Tuyến đường Bắc Nam giai đoạn 2 nối vào KCN Hiệp Phước. Ảnh: SGGP 

Việc hoàn thành và đưa vào hoạt động của cảng SPCT không chỉ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của TP. Hồ Chí Minh mà còn thể hiện sự ổn định của môi trường đầu tư của TP, góp phần phát triển vùng kinh tế phía Nam. Cũng trong ngày 30/1, tuyến đường trục Bắc-Nam (giai đoạn 2), đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến KCN Hiệp Phước (nơi có Cảng SPCT), có chiều rộng 14m, trong đó phần đường rộng 7m đã được thông xe kỹ thuật.

Trên toàn tuyến có 3 cầu mới và một đoạn đường mới dài 2,2km đến thẳng KCN Hiệp Phước. Đoạn đường mới này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thông thương hàng hóa của khu cảng Hiệp Phước, chia tải cho đường Nguyễn Văn Tạo hiện đã quá tải nặng nề.

Nhân dịp kỷ  niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930- 3/2/2010), sáng 31/1, Sở Giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức thông xe, đưa vào sử dụng công trình cầu Trà Ôn trên tuyến quốc lộ 54 sau hơn 28 tháng thi công.

Lễ thông xe cầu Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: Vinhlong Online

Cầu Trà Ôn bắc qua sông Măng Thít nối 2 huyện Trà Ôn và Tam Bình. Đây là công trình quan trọng trong khuôn khổ Dự án cải tạo và nâng cấp quốc lộ 54 và là một trong những công trình trọng điểm của tỉnh Vĩnh Long được đưa vào sử dụng trước Tết Nguyên đán phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân 2 huyện Tam Bình và Trà Ôn, nối liền tuyến giao thông về vùng căn cứ cách mạng xã Ngãi Tứ (huyện Tam Bình).

Cầu có kết cấu hiện đại gồm 7 nhịp, tải trọng 30 tấn, tổng chiều dài hơn 351m, rộng 12m với 2 làn xe và 2 làn đường dành cho người đi bộ. Riêng 2 đường dẫn vào cầu được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp 4 đồng bằng, kết cấu nhựa, rộng 9m, dài gần 3 km. Công trình có tổng vốn hơn 146 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.

(Theo Văn Ba // Tin Chính phủ)

  • Phú Yên chủ động phát triển dịch vụ du lịch là đúng hướng
  • Năm 2010, Tây Bắc cần đột phá về cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực
  • Phát huy lợi thế của thị trường bán lẻ tại Hà Nội
  • Biến đổi khí hậu: Hà Nội sẽ chịu sức ép di dân tự do
  • Mặn xâm nhập sâu tại Đồng bằng sông Cửu Long
  • Hà Nội: Ban hành quyết định mới về thu phí công chứng
  • Đầu tư xây dựng nút cầu Chui (Hà Nội) theo hình thức BT
  • Thành phố Quy Nhơn trở thành đô thị loại I
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi