Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kiên Giang một ngày gánh chịu 2 đợt triều cường


Ảnh minh họa. (Ảnh: Inernet)

Liên tiếp trong 4 ngày gần đây, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang nhất là các huyện ven biển như Hòn Đất, An Biên, An Minh và Kiên Lương, mỗi ngày phải gánh chịu 2 đợt triều cường.


Đây là đợt triều cường rất lạ, hiếm gặp trong vài chục năm trở lại đây. 

Đợt triều cường thứ nhất, thường diễn ra từ 6 đến 8 giờ sáng, đợt triều cường thứ 2 diễn ra buổi chiều thường vào thời điểm từ 14 giờ kéo dài cho đến 20 giờ tối. 

Đáng lo ngại là đợt triều cường thứ 2, do thời gian kéo dài, vì vậy lưu lượng nước từ biển xâm thực vào nội đồng thường khá lớn và cao hơn từ 20 đến 30cm so với đợt triều cường buổi sáng. 

Đối với thiệt hại trên diện tích lúa hè thu là không đáng lo ngại, do nhiều nơi bà con nông dân đã thu hoạch xong cơ bản, chỉ còn lại khoảng trên dưới 1.000ha gieo sạ muộn chủ yếu là của huyện An Biên bị ảnh hưởng. Song tác động của đợt triều cường này đối với hoa màu, hệ thống ao hồ nuôi cá nước ngọt là rất đáng kể. 

Hiện có khoảng từ 3.000 đến 3.500ha trồng các loại rau xanh, hành, ớt, khoai mỡ, đậu đũa, cùng với hơn 1.000 mặt nước nuôi thả cá nước ngọt bước đầu đã chịu ảnh hưởng.

Hàng loạt ruộng màu trồng một số loại cây trồng nhạy cảm với nước mặn như ớt, cà chua, hành lá ở vùng chuyên canh rau màu ngoại vi thành phố Rạch Giá một số xã Mỹ Lâm, Mỹ Hiệp Sơn, Sóc Sơn (huyện Hòn Đất) đang có hiện tượng héo lá, rụng trái non hàng loạt. 

Dự kiến đợt triều cường này còn có thể kéo dài thêm vài ngày nữa cho đến khoảng 15/7 Âm lịch, tác động xâm nhập mặn trong một vài ngày tới sẽ còn lấn sâu hơn vào nội đồng tại vùng tứ giác Long Xuyên, lan đến các huyện Giồng Riềng, Gò Quao vùng phía Tây sông Hậu./.

(TTXVN/Vietnam+)

 

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi