Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lũ bùn ở Cao Bằng: Đóng cửa mỏ nếu không khắc phục triệt để

UBND tỉnh Cao Bằng yêu cầu Xí nghiệp nghiệp khai thác quặng Nà Lũng phải đền bù sản lượng nông nghiệp hàng năm cho 6 ha đất nông nghiệp bị bùn công nghiệp xâm hại.

Các cơ quan chức năng đã có những nỗ lực thu dọn bù để thông đường cho dân đi lại. - Ảnh: SGTT

Ngày 8/11, UBND tỉnh Cao Bằng đã có cuộc làm việc bất thường với đại diện lãnh đạo Xí nghiệp khai thác quặng Nà Lũng để giải quyết triệt để hậu quả do cơn lũ bùn gây ra ngày 5/11.

Đêm 5/11, hàng trăm hộ dân ở xã Duyệt Trung, thị xã Cao Bằng hoang mang lo sợ vì lũ bùn bất ngờ ập đến, vùi lấp hàng chục ha ruộng lúa, hoa màu và tràn vào làm ngập một số nhà dân. Lũ bùn xuất hiện do sự cố vỡ đập chắn nước thải tuyển rửa quặng của Xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng thuộc Công ty khoáng sản luyện kim Cao Bằng.

Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Nguyễn Hoàng Anh khẳng định cơn lũ bùn là hoàn toàn do Xí nghiệp khai thác quặng Nà Lũng gây ra. Vì vậy, phía công ty ngoài phải chịu mức phạt theo pháp luật quy định còn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm với những người dân bị thiệt hại.

Quan trọng hơn nữa, Xí nghiệp phải có giải pháp đưa toàn bộ số bùn thải công nghiệp ra khỏi nhà dân cũng như đồng ruộng và dòng suối, đồng thời dừng ngay việc dùng nước để rửa bùn ra sông Bằng, tránh tình trạng ô nhiễm dòng sông.

Trong thời gian sớm nhất, Xí nghiệp phải đưa ra được phương án cụ thể và có hạn định về thời gian xử lý.

Nếu Xí nghiệp khai thác quặng Nà Lũng còn vi phạm và không triệt để khắc phục hiệu quả thì chính quyền tỉnh sẽ kiên quyết đóng cửa mỏ.

UBND tỉnh Cao Bằng cũng yêu cầu các ngành chức năng như Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương và Cảnh sát Môi trường cũng cần xem xét lại việc quản lý cấp mỏ và kiểm tra giám sát trong quá trình các doanh nghiệp khai thác mỏ.

Theo ông Nguyễn Hoàng Anh, từ năm 2005 đến nay, Xí nghiệp này đã 4 lần bị xử phạt vì xả thải trái phép gây ô nhiễm môi trường nhưng vẫn chưa có biện pháp nào đủ mạnh để chấm dứt tình trạng này.

(Theo Mạnh Hà // Tin Chính phủ)

  • Đà Nẵng: Đảm bảo cung ứng hàng hóa cuối năm
  • Nghệ An khẩn trương phục hồi sản xuất sau lũ
  • Ông Nông Quốc Tuấn tái đắc cử Bí thư Bắc Giang
  • Hà Nội di dân vì đê sông Hồng sạt lở nghiêm trọng
  • TPHCM: Yêu cầu sửa nhanh nắp hố ga trên đường
  • Sức bật vươn lên từ vùng quê lúa Thái Bình
  • Chuyện những người đi
  • Sao chưa về, nước nổi ơi!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi