Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mùa ép dầu xứ Quảng

Những ngày này, đến các vùng nông thôn Quảng Nam đâu cũng thấy bà con nhổ đậu, phơi đậu phụng... để chuẩn bị ép dầu. Đây là một nghề và một lệ có từ lâu đời.

Trước đây thường ép dầu bằng cái bộng gỗ, lò nấu đắp bằng đất sét, nồi hông bằng đồng hoặc nhôm. Riêng lồng hông đan khít bằng tre, bên ngoài trét một lớp cám để khi hông hơi không thoát ra ngoài, dưới đáy đan thưa để lấy hơi lên, trên có nắp đậy.  Tùy theo bộng lớn hay nhỏ mà làm bộ dụng cụ, nồi hông và lồng hông... cho phù hợp.

Cứ đến mùa ép dầu, chủ các bộng dầu kêu thợ đến ép và trả công theo ngày.

Ép dầu phụng là nghề có từ lâu đời ở Quảng Nam

Trước đây, khi thu hoạch đậu về lặt mấy củ đậu đem phơi khô, sau đó giã nhỏ rồi cho vào lồng hông. Đun đều lửa khoảng hơn 30 phút, đảo đậu ít nhất 2 lần, thấy bã đậu ướt đều là đã chín.

Sau đó, người ta gói lấy một lọn rơm nhỏ vuốt sạch, dùng tay xoắn một đầu lại để vào giữa một cái niềng tre sao cho rơm phủ đều kín và đầu xoắn phải hướng lên trên. Đổ đậu vào giữa, dùng tay tóm phần rơm còn thừa xung quanh niềng tre lại và cuốn tròn theo niềng tre, dùng chân đè lên để bánh dầu ép đều ra là đã gói được một tấm bánh dầu.

Sau đó lần lượt sắp bánh vào cho đầy bộng, sắp xe liền kề với bánh, để nêm vào và dùng vồ đóng, bánh dầu ép lại, nêm lỏng dần. Tháo nêm ra rồi tiếp tục sắp bánh mới hoặc thêm xe và nêm vào, cứ như thế ép cho đến khi ráo dầu. Thông thường một bộng ép được khoảng 15- 20 bánh, thu khoảng 20 lít dầu.

Những năm gần đây, bộng ép dầu bằng sắt đã thay thế bộng gỗ. Dầu phụng vẫn là nguyên liệu chế biến thức ăn được người dân xứ Quảng ưa chuộng. Hằng năm đến tháng ba, tháng tư khắp các vùng nông thôn xứ Quảng bà con nông dân lại vào mùa ép dầu...

(Theo Trần Vũ (Báo Quảng Nam)/nld online)

  • Phát triển kinh tế trang trại ở đồng bằng sông Cửu Long
  • Hà Nội thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát: Một mục đích nhiều cách làm
  • Liên kết sản xuất, nhìn từ một xã ngoại thành Hà Nội
  • Mô hình "gia đình tiết kiệm điện" ở thành phố Hồ Chí Minh
  • Vì sao người dân TPHCM không đi xe buýt?
  • Vùng mơ Bản Mại mong một con đường
  • Chất lượng nước ngầm ở Đắk Lắk đang suy giảm
  • Ðồng bằng sông Cửu Long liên kết vùng để thu hút đầu tư
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi