Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nghề nuôi lợn rừng: Làm chơi, ăn thật

 
Chăm sóc đàn lợn rừng hậu bị tại Quốc Oai.

Nhàhàng đặc sản mọc lên như nấm sau mưa trên khắp phố phường. Lợn rừngtràn về phố nhưng không đủ cho nhu cầu thực khách. Nghề mới - nghề nuôilợn rừng được hình thành trên các vùng đất bán sơn địa Thủ đô. Một sốhộ đã phất lên nhờ cái nghề mới "làm chơi, ăn thật" này.

Hấp dẫn nghề mới

Dođặc tính của lợn rừng rất thích hợp với vùng bán sơn địa, nên nhiều hộdân ở các huyện Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì… trước đây chỉ nuôi lợnnhà, trâu, bò, gà nay đã chuyển hướng sang nuôi lợn rừng. Hiện tại, giálợn rừng giống ở Hà Nội khoảng 300 nghìn đồng/kg và lợn thương phẩm từ200-250 nghìn đồng/kg. Tuy đắt nhưng sức tiêu thụ thịt lợn rừng quá lớnnên người chăn nuôi không đủ cung cấp cho thị trường.

Nuôilợn rừng dễ hơn nhiều so với lợn nhà, bởi lợn rừng là loài ăn tạp, hệthống tiêu hóa có khả năng hấp thụ thức ăn tốt, nên trong khẩu phần ănmỗi bữa có tới 95% là rau, củ, quả, cỏ và các phụ phẩm công, nôngnghiệp rẻ tiền, dễ kiếm, chi phí thức ăn rất ít. Nuôi lợn rừng, tỉ suấtthức ăn trên 1kg tăng trọng chỉ bằng 1/5 so với lợn nhà. Chuồng trạicũng rất đơn giản, chỉ cần cách xa khu dân cư và đường sá. Chỗ nuôi lợnrừng phải có nhiều cây cối, càng rậm rạp càng tốt. Dưới các tán cây cóthể xây các ô chuồng để lợn trú mưa nắng. Nguyên liệu để làm chuồngtrại có thể là tre, gỗ, gạch hoặc quây thép B40, rào chắn cẩn thận.Ngoài ra, người nuôi cũng cần làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnhmặc dù lợn rừng có sức đề kháng rất cao nên hầu như không bị mắc cácbệnh dẫn đến tử vong như lợn nhà. Nuôi lợn rừng nhàn nhã mà hiệu quảkinh tế rất cao, đúng là nghề "làm chơi, ăn thật" như ông Nguyễn VănChí, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã nói.

Nuôi lợn rừng lãi gấp mười lợn nhà

AnhPhùng Cao Đức, ở huyện Quốc Oai cho biết: Tháng 10-2008, được sự hỗ trợcủa Trạm Khuyến nông huyện về con giống, xây dựng chuồng trại và kỹthuật, gia đình anh đã đầu tư khoảng 300 triệu đồng để mua 22 con lợnrừng (12 con lợn bố mẹ và 10 con lợn hậu bị) về nuôi tại trại nuôi củaTrung tâm. Đến nay, tổng đàn lợn rừng của anh Đức đã có 16 nái đangchuẩn bị đẻ; 9 con chuẩn bị lấy giống và 30 con mới đẻ. Từ đầu năm đếnnay, anh Đức đã bán được 5 con lợn rừng giống, mỗi con 13kg, với giábán 300 nghìn đồng/kg. Theo anh Đức, nuôi lợn rừng rất dễ, chi phí thứcăn thấp, chỉ có đầu tư con giống là đắt hơn so với lợn nhà. Song bù lạicứ 18 tháng lợn rừng đẻ được 2 lứa và sau 4 đến 6 tháng là có thể xuấtchuồng, với giá bán như hiện nay, nuôi lợn rừng thu lãi gấp 8-10 lầnlợn nhà.

AnhNguyễn Văn Thủy, ở xã Cổ Đô, huyện Ba Vì đã nuôi lợn rừng được hơn 2năm cho biết, nuôi 10 con lợn rừng nái nhập từ Thái Lan, mỗi năm xuấtchuồng khoảng 100 con lợn giống, mỗi con nặng từ 11-13kg, thu lãi hàngtrăm triệu đồng. Thức ăn cho đàn lợn rừng anh nuôi là măng tre và cácloại rau trồng trong vườn nhà. Anh Thủy chỉ cho lợn rừng ăn cám ngô,cám gạo, sắn khi lợn mới đẻ con. Nhận thấy nuôi lợn rừng có lợi nhuậncao, lại không mấy vất vả như nuôi lợn nhà, nhiều gia đình ở xã Cổ Đôđã học hỏi kinh nghiệm của anh Thủy, mạnh dạn vay vốn nuôi lợn rừng.Hiện ở xã Cổ Đô đã có trên 10 gia đình nuôi lợn rừng. Mặc dù xa trungtâm Hà Nội, song khách hàng vẫn tìm đến tận nơi đặt mua thường xuyênvới số lượng không hạn chế.

ÔngNguyễn Văn Chí, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội cho biết: Hiệntại, khó khăn lớn nhất với người muốn nuôi lợn rừng là vốn, bởi đầu tưvề giống ban đầu khá cao. Bình quân mỗi lợn rừng nái nặng 15kg, ngườimua phải đầu tư khoảng 4,5 triệu đến 5 triệu đồng. Do vậy, trước mắttrung tâm đang khuyến khích các hộ gia đình có điều kiện vườn trại rộngrãi, xa khu dân cư hãy chăn nuôi lợn rừng. Trung tâm sẽ hỗ trợ một phầnvề con giống, chuồng trại và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc. Các huyện BaVì, Sóc Sơn, Quốc Oai, Thạch Thất, Gia Lâm, Thường Tín, Phúc Thọ, SơnTây, Chương Mỹ, Mỹ Đức là những vùng có điều kiện đất đai phù hợp, nênchuyển đổi từ chăn nuôi lợn nhà sang nuôi lợn rừng, trung tâm sẽ hỗ trợđể bà con tiếp cận với nghề chăn nuôi lợn rừng.

(Bài, ảnh: Phúc Bản // Hanoimoi Online)

  • Thăm dò, khai thác đá vôi tại tỉnh Hải Dương
  • Thị trường Hải dương tuần từ 11 đến ngày 18/12/2009
  • Kinh tế thủ đô đã vượt qua thời kỳ khó khăn
  • Hà Nội: Đưa 6 tuyến xe buýt nhanh vào hoạt động
  • Khánh Hòa: Khởi công nhà máy xử lý hạt NIX phế thải
  • Sản xuất công nghiệp ở Đồng Nai: Tăng tốc!
  • Hà Nội: Tạm ứng 250 tỷ đồng dự trữ hàng Tết
  • Quảng Nam: Sắp đưa vào sử dụng dự án nước sạch có sức chứa 35m3
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi