Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát huy nội lực

“Quan điểm của tôi là VN không nên quá trông đợi vào nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)”. ông Ivailo Izvorski, chuyên gia kinh tế cao cấp khu vực Đông Á-Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới (WB), tác giả chính của báo cáo cập nhật tình hình kinh tế khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, vừa được WB công bố.
 

Theo ông, chiến lược thu hút đầu tư của VN cần được điều chỉnh để không nên phụ thuộc quá nhiều vào bên ngoài.

Theo Bộ Kế hoạch-Đầu tư, FDI 10 tháng đạt gần 19 tỉ USD, sụt giảm khá nhiều so với cùng kỳ năm ngoái nhưng “theo đúng dự kiến của nhà quản lý”. Riêng TPHCM là khá bất ngờ: 10 tháng qua, thu hút FDI chỉ đạt 1,1 tỉ USD, thấp nhất so với nhiều năm qua và thấp xa so với cùng kỳ năm ngoái là 8,2 tỉ USD.

Xuất khẩu từ khu vực này cũng giảm khoảng 19%-20%. Tuy nhiên, xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của VN vẫn đạt khá, chủ yếu từ khu vực doanh nghiệp (DN) trong nước. Theo WB, mức tăng trưởng GDP của VN năm 2009 dự báo là 5,5%. Năm 2010 sẽ vào khoảng 6,5%. Với sự ảm đạm chung của dòng vốn FDI hiện nay, các chuyên gia cho rằng nguồn lực phát triển chủ yếu của ta trong thời gian tới vẫn chủ yếu trông chờ từ nội lực.


Thực tế trên thị trường chứng khoán (TTCK) gần đây cũng cho thấy điều đó. Các quỹ nước ngoài sau giai đoạn giải ngân khá mạnh vào TTCK, thời gian qua đã thực hiện chốt lời và hiện vẫn chưa có động thái nào cho thấy sẽ tiếp tục huy động thêm vốn. Nhưng cho dù nhà đầu tư ngoại liên tục bán ròng thì một bộ phận nhà đầu tư nội đã bắt đáy thị trường, giúp TTCK nhanh chóng hồi phục...

Chính phủ cũng đã khá linh hoạt trong việc khơi thông nội lực. Gói kích cầu thứ nhất, nền kinh tế đã huy động được khoảng 90.800 tỉ đồng. Khoản đầu tư này đã mang lại hiệu quả rõ nét là tập trung phát triển hạ tầng, tạo tiền đề cho sự phát triển mới và giúp DN chèo chống với cơn bão suy thoái kinh tế.

Gói kích cầu thứ hai vừa được Quốc hội thông qua dù không tác động trực tiếp đến TTCK nhưng sẽ tiếp sức cho nhiều DN phát huy nội lực, tái cấu trúc hoạt động chuẩn bị nội lực cho thời hậu suy giảm kinh tế. Những DN và nhà đầu tư nếu “nhìn xa trông rộng” sẽ kịp thời nắm bắt thời cơ này để có sức bật tốt trong thời gian tới. Cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” cũng đang thấm dần trong ý thức của người dân, tiếp sức cho DN VN trong việc nâng cao sức cạnh tranh, lấy lại những khoảng trống thị trường...


Nội lực của ta, nếu biết phát huy và có chính sách khơi thông, sẽ làm nên những chuyện bất ngờ!

(Theo Minh Hà // Nguoilaodong Online)

  • Thường Tín: Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 1.350 tỷ đồng
  • Lâm Đồng xuất khẩu giống hoa sang Hà Lan, Bỉ
  • Hà Nội có thể đạt tăng trưởng GDP khoảng 6,7%
  • “Chấn chỉnh” đầu tư vào Phú Quốc
  • Quảng Ngãi xây dựng thương hiệu Việt
  • Quảng Ngãi thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh
  • Quảng Nam thu hồi bốn dự án thủy điện
  • Đắc Lắk: Dự án cải tạo rừng hay phá rừng?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi