Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quảng Ngãi: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh còn ở mức thấp

Thời gian qua mặc dù đã có nhiều nỗ lực song môi trường kinh doanh  khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) của Quảng Ngãi vẫn còn những hạn chế, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) vẫn còn ở mức trung bình thấp so với cả nước.

Trong những năm gần đây, khu vực (KTTN) của Quảng Ngãi được quan tâm về nhiều mặt. Tỉnh đã thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” trong việc cấp giấy phép kinh doanh, cấp mã số thuế, giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian gia nhập thị trường. Chính sách thuế đã có nhiều cải thiện, công tác quản lý thuế ngày càng hiện đại… Nhờ đó chỉ số PCI của Quảng Ngãi có sự cải thiện rõ rệt qua các năm.
 
Nguồn lao động có tay nghề cao là vấn đề mà các doanh nghiệp KTTN của Quảng Ngãi còn thiếu.
Nguồn lao động có tay nghề cao là vấn đề mà các doanh nghiệp KTTN của Quảng Ngãi còn thiếu.
Quảng Ngãi dù vẫn "nằm" trong nhóm các tỉnh có năng lực cạnh tranh trung bình, nhưng về vị trí đã có sự thay đổi theo chiều hướng tăng. Từ vị trí 56/64 tỉnh, thành trong năm 2006, Quảng Ngãi đã nhích lên xếp 45/64 (năm 2007) và lên vị trí 41/63 vào năm 2008. Theo đánh giá của Phòng Thương mại-Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thì, Quảng Ngãi thuộc các tỉnh có sự cải thiện nhiều nhất trong bảng xếp hạng chỉ số PCI trong giai đoạn 2006-2008. Tuy nhiên, chính sách ưu đãi đầu tư đối với khu vực KTTN ở Quảng Ngãi chưa thể hiện sự ưu đãi rõ ràng, thành phần KTTN vẫn còn rất yếu so với các tỉnh trong khu vực và cả nước. Do tính chất nhỏ và yếu, nên thành phần kinh tế này rất nhạy cảm với môi trường kinh doanh.

Theo Sở KH&ĐT, số lượng doanh nghiệp tư nhân ở Quảng Ngãi đã có sự tăng trưởng đột biến ở giai đoạn từ năm 2006 đến nay. Trên địa bàn tỉnh đến nay đã có trên 2000 doanh nghiệp. Nhìn chung các doanh nghiệp KTTN có sự tăng trưởng về số lượng, nhưng chất lượng doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp rất thấp. Các doanh nghiệp thuộc nhóm này gặp rất nhiều khó khăn về huy động vốn, tiếp cận nguồn lực đất đai. Ở Quảng Ngãi tính chung trong hệ thống ngân hàng thương mại, dư nợ cho khu vực kinh tế nhà nước chiếm đến 65,6%, trong khi đó dư nợ trong khối khu vực KTTN chưa đến 20%.

Phó Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Trường Sơn-chủ nhiệm đề tài khoa học nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Quảng Ngãi cho hay: "Chỉ số PCI được xây dựng dựa trên kết quả điều tra các doanh nghiệp KTTN để tìm hiểu sự đánh giá của doanh nghiệp đối với môi trường kinh doanh ở địa phương. Và có thể xem kết quả PCI là một thước đo chính xác về sự năng động của mỗi địa phương, cũng như chương trình đổi mới kinh tế tại Việt Nam”. Do vậy việc tìm giải pháp nâng cao chỉ số PCI của tỉnh nhằm hoàn thiện môi trường kinh doanh có ý nghĩa lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế quan trọng này.

Một số điểm mạnh của Quảng Ngãi đó là, sự ổn định trong sử dụng đất, độ mở trang web của tỉnh; chi phí thời gian để thực hiện các quy trình của Nhà nước; tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh. Đặc biệt chỉ tiêu "thiết chế pháp lý" nằm trong số những tỉnh, thành có kết quả tốt nhất, khi niềm tin của doanh nghiệp vào hệ thống pháp lý trong việc bảo vệ hợp đồng và các quyền tài sản rất cao (chiếm  88,5% số doanh nghiệp khảo sát). Đây là những điểm cần phát huy.

Bên cạnh đó những điểm hạn chế nếu khắc phục nhanh chóng, sẽ làm tăng nhanh chỉ số PCI của tỉnh như chi phí gia nhập thị trường; tính tiếp cận văn bản và tính công bằng trong việc áp dụng văn bản; chính sách phát triển KTTN; vấn đề đào tạo lao động. 

Chỉ số PCI mới chỉ phản ánh được cảm nhận của doanh nghiệp, tuy nhiên rất quan trọng giúp các nhà hoạch định chính sách có thêm kênh thông tin đánh giá về kết quả nỗ lực của mình. Việc nâng cao được một chỉ số đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ, toàn diện của nhiều cơ quan chức năng khác nhau. Do vậy để tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, cần một số chương trình hành động chung, kiên trì và kiên quyết trong một thời gian dài.
 

(Theo Thanh Như // Báo Quảng Ngãi)

  • Bình Định: Đầu tư 60 tỷ đồng xây dựng "Đảo Thanh niên" cù lao Xanh
  • Đà Nẵng xếp hạng nhất về chỉ số sẵn sàng ứng dụng CNTT
  • Hoàng Anh Gia Lai xây thủy điện ở Thanh Hóa
  • Quảng Ninh - Điểm đầu tư hấp dẫn kiều bào
  • ĐBSCL: Nan giải chuyện chọn lúa hay tôm
  • Nuôi tôm trên cát: bài học cũ vẫn còn mới
  • Cây mía lo tìm đường
  • TP.HCM đổi mới 104 doanh nghiệp vốn nhà nước
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi