Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tăng giá điện, doanh nghiệp ở ĐBSCL sợ lỗ

Mấy ngày qua, lãnh đạo Công ty Thủy sản Việt Hùng (Hậu Giang) đã chỉ đạo kiểm tra, rà soát toàn bộ hệ thống và lập báo cáo chi tiết để ban hành phương án tiết giảm và tiết kiệm tối đa chi phí tiêu thụ điện.

Một đại diện Ban giám đốc công ty than thở: “Nếu điện tăng giá 18%, trung bình mỗi tháng chúng tôi phải chi thêm từ 40-70 triệu đồng tiền điện, tức từ 500-800 triệu đồng/năm”.

Cùng chia sẻ khó khăn, ông Dương Hoàng Thọ- Giám đốc Công ty TNHH Nhựa Phước Thọ (Hậu Giang) cho biết: “Mấy năm qua hàng của chúng tôi phải vất vả cạnh tranh với hàng Trung Quốc tràn về nông thôn… Chúng tôi đã cố gắng để giành lại thị phần của tỉnh nhà và một số vùng lân cận chưa đầy hainăm nay. Giờ đội thêm chí phí giá điện tới ít nhất 18%, chắc hàng Trung Quốc lại đánh dạt hàng nội mất thôi!”.

Theo ông, trong nhiều ngành sản xuất, đặc biệt là đồ gia dụng phụ thuộc vào nguồn điện công nghiệp, chỉ cần tăng 10% giá điện sẽ dẫn đến tăng giá bán từ 5-7%, có nhóm sản phẩm có thể tăng trên 12%. Vì vậy, việc cạnh tranh với sản phẩm cùng loại nhập khẩu vô cùng khó khăn!

Ông Trần Chí Gia - Giám đốc Công ty cổ phần May Meko (Cần Thơ) nói rằng qua nhiều đợt tăng giá điện, phía công ty cũng đã… cố quen dần. Từ năm 2007, ông Gia đã quyết định đầu tư khoảng 2 triệu USD, thay thế dần những chuyền may lạc hậu, ngốn điện và áp dụng triệt để các giải pháp tiết kiệm điện. Do vậy lượng điện “tiết kiệm” được hàng tháng của công ty đã gần 50% so với lượng điện tiêu thụ hàng tháng 4 năm trước.

Nhưng theo ông Gia, dù đã cố gắng tiết kiệm, nhưng với đợt tăng giá điện lần này, giả sử phương án tăng 18% được chọn, công ty cũng sẽ gánh thêm 18 triệu đồng/tháng. Lợi nhuận cuối năm của công ty sẽ giảm.

Với những doanh nghiệp sản xuất hàng cho thị trường nội địa, có thể sẽ là một câu chuyện khác. Ông Trịnh Minh Tú - Giám đốc Công ty TNHH Cơ khí Minh Tú (Cần Thơ) cho biết: “Chúng tôi buộc lòng phải tính toán, tuỳ theo mức giá điện tăng bao nhiêu, giá sản phẩm phải tăng theo tương ứng” - ông Tú nói.

(Dân Việt)

  • Thừa Thiên - Huế đẩy mạnh thu hút đầu tư
  • Ninh Thuận: Gần 135 tỷ đồng xây dựng nhà máy thủy điện Tân Mỹ
  • Lại chuyện di dời các trường đại học
  • Năm 2011, nhiều sự kiện tạo dấu ấn mạnh mẽ tại Thừa Thiên Huế
  • Ngành xây dựng Hà Nội: Những dấu ấn khó quên
  • Huế muốn giãn đầu tư khách sạn ra khỏi thành phố
  • Phú Yên phát triển kinh tế miền núi
  • Kiên Giang: Giá hạt tiêu tăng mạnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi