Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tạo điều kiện để giao thông đường thủy ở ĐBSCL phát triển

Vừa qua, tại Tiền Giang, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã phối hợp với UBND tỉnh Tiền Giang và Long An tổ chức hội nghị báo cáo Dự án đầu tư “Nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo”. Đại diện lãnh đạo hai tỉnh, các nhà khoa học, nhà chuyên môn đã tập trung trao đổi các vấn đề liên quan đến việc triển khai dự án. Tại hội nghị, lãnh đạo Bộ GTVT đã yêu cầu đơn vị tư vấn cần bổ sung, điều chỉnh thêm một số chi tiết thiết kế kỹ thuật theo các ý kiến đóng góp nhằm hoàn chỉnh dự án, để trình Chính phủ phê duyệt và khởi công trong thời gian sớm nhất. Theo dự kiến, Dự án được khởi công vào quý I năm 2011 và hoàn thành vào quý IV năm 2014. Xung quanh Dự án đầu tư “Nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo”, Thứ trưởng Bộ GTVT Ngô Thịnh Đức cho biết:

- Kênh Chợ Gạo là tuyến giao thông đường thủy huyết mạch nối liền TP Hồ Chí Minh với 13 tỉnh thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Trong những năm gần đây, lưu lượng phương tiện đường thủy tăng lên rất là nhiều và quy mô, kích thước của các phương tiện vận tải thủy cũng tăng lên. Trước đây, các tàu có trọng tải từ 200 tấn (cao lắm là 500 tấn) lưu thông chiếm đa số, nhưng đến nay đã có khá nhiều tàu có trọng tải trên 500 tấn -1.000 tấn; tốc độ tăng trưởng của tàu có trọng tải 1.000 tấn trở lên hàng năm tăng trên 14,3%. Trong năm 2008, tuyến đường thủy qua kênh Chợ Gạo đã ùn tắc rất trầm trọng nên Bộ GTVT và UBND tỉnh Tiền Giang cũng như các bộ ngành liên quan đã phải dùng giải pháp khống chế và điều tiết phương tiện giao thông. Kênh Chợ Gạo được đào cách đây 100 năm, cho đến thời điểm hiện nay đã không còn phù hợp với lưu lượng ngày càng gia tăng và kích thước các loại phương tiện ngày càng lớn. Hơn nữa, ĐBSCL có lợi thế về vận tải thủy chiếm từ 65-70% khối lượng hàng hóa trên tuyến kênh này, vì vậy việc nạo vét kênh Chợ Gạo 28 km này là một nhiệm vụ hết sức bức thiết. Từ đó sẽ tạo điều kiện cho vùng ĐBSCL phát triển không những về giao thông đường thủy mà còn cả về đường bộ; giúp cho việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh ĐBSCL lên TP Hồ Chí Minh và ngược lại được thông suốt. Hiệu quả kinh tế rất lớn mang lại từ Dự án đầu tư “Nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo” là rất lớn.

Kênh Chợ Gạo luôn có mật độ phương tiện qua lại dày đặc.

Ngoài ra, Dự án này sau khi hoàn tất sẽ giúp giảm tải cho khối lượng hàng hóa trung chuyển bằng đường bộ đi qua các cảng khu vực TP Hồ Chí Minh, tăng lợi thế cạnh tranh cho nhiều loại hàng hóa do giảm chi phí vận chuyển; góp phần quan trọng vào sự vận chuyển hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu giữa tỉnh Tiền Giang với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

* Trong thời gian chờ dự án được triển khai, Bộ GTVT sẽ có những giải pháp gì để khắc phục tình trạng sạt lở nghiêm trọng trên tuyến kênh Chợ Gạo như hiện nay?

- Sau hội nghị này, theo thủ tục, Bộ GTVT tiếp tục phê duyệt dự án và trên cơ sở dự án được phê duyệt sẽ tuyển chọn tư vấn để tiếp tục khảo sát thiết kế chi tiết dự án và trình Chính phủ để bố trí nguồn vốn. Vì vậy, việc khởi công dự án theo dự kiến là vào quý I năm 2011. Từ nay đến thời điểm đó, các giải pháp cần thiết để đảm bảo an toàn giao thông thủy trên tuyến kênh Chợ Gạo là tiếp tục nạo vét duy tu; tuần tra bảo đảm an toàn giao thông; củng cố chốt, trạm điều tiết giao thông; bố trí, bổ sung thêm vốn cho Cục Đường thủy nội địa để hoàn chỉnh duy trì hệ thống phao tiêu biển báo và đảm bảo túc trực 24/24 giờ ở những vị trí xung yếu với mục tiêu là bảo đảm tối đa an toàn giao thông.

* Trong dự án nâng cấp mở rộng quốc lộ 50 có xây dựng cầu Chợ Gạo mới, như vậy liệu có ảnh hưởng gì đến việc triển khai thực hiện Dự án đầu tư “Nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo”, thưa Thứ trưởng?

- Đây là hai dự án khác nhau của đường bộ và đường thủy. Tuy nhiên, cơ quan điều hành đều là Bộ GTVT, do vậy khi dự án “Nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo” được nêu ra thì Bộ GTVT đã cho điều chỉnh lại thiết kế cầu Chợ Gạo trên tuyến quốc lộ 50 phù hợp với mặt cắt, phù hợp với tiêu chuẩn kênh Chợ Gạo, vì nó không ảnh hưởng gì đến dự án này.

(Theo NGUYỄN HỮU // Cantho Online)

  • Khánh Hoà: Kim ngạch xuất khẩu tháng 10 đạt 88 triệu USD
  • Hải sản Bà Rịa-Vũng Tàu tụt hậu vì thiếu quy hoạch
  • Cần Thơ: Cân bằng cán cân cung - cầu, giữ ổn định chỉ số CPI
  • Hiệu quả trong công tác khuyến công ở Nam Ðịnh
  • 4.205 tỉ đồng cải tạo, nâng cấp tuyến đường thủy TPHCM-ĐBSCL
  • WB tài trợ 8,53 triệu USD cho Đắk Lắk phát triển 3 sản phẩm nông nghiệp
  • TPHCM: Phê duyệt quy hoạch chung xây dựng khu đô thị cảng Hiệp Phước
  • Hành lang kinh tế phía Nam trong hoạt động thương mại của Tiểu vùng sông Mê Kông
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi