Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tạo thương hiệu

GS.Tom Cannon, người cố vấn cho nhiều thương hiệu lớn trên thế giới, từng đến Việt Nam nhiều lần, đã thắc mắc chân thành: Tại sao Nhật có Toshiba, Toyota; Hàn quốc có Samsung, mà Việt Nam chưa có một thương hiệu tiêu biểu nào? Trong khi nông sản, nhất là gạo Việt Nam đang là một thế mạnh.

Vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra hội nghị chuyên đề: “Hỗ trợ và phát triển tài sản trí tuệ doanh nghiệp”. Hội nghị đã đúc kết được nhiều sản phẩm tầm cỡ có triển vọng đã và đang được quan tâm xây dựng để tạo những thương hiệu có uy tín trên thương trường trong và ngoài nước, như nước mắm Phú Quốc, cà phê Trung Nguyên, gạo Sohafarm, du lịch Saigontourist, nhà hàng bò 7 món Aupagolac, bưởi Đoan Hùng, hồi Lạng Sơn, cói Nga Sơn, nón lá Huế, hoa Đà Lạt, hồ tiêu Chư Sê, đá mỹ nghệ Non Nước, chè Tân Cương Thái Nguyên, vải thiều Hải Dương, quế Văn Yên, vải thiều Lục Ngạn, gạo Tám Hải Hậu, chè Shan Tuyết Mộc Châu và giải pháp dùng cao lanh zeolitNax xây bờ kè đất yếu tại ĐBSCL.

        Lâu nay, chính sự lơ là của nhiều doanh nghiệp không lo “khai sinh” cho đứa con của mình nên để nó bị thất lạc, đến nỗi người ta đã nhận vơ vào để đặt tên Tây. Một trường hợp điển hình mới xảy ra gần đây nhất là nếp thơm Phú Tân-An Giang ngon nổi tiếng nhưng không đăng ký khai sinh, khiến cho thương lái nước ngoài tìm đến thu mua, về đóng gói, đặt tên NẾP THÁI LAN, rồi xuất qua Đài Loan và cho cả Việt Nam với giá bán rất cao, chỉ vì cái mác made in Thai Lan.

       Nhưng để có một thương hiệu tiêu biểu, theo GS. Tom Cannon thì ngoài chăm lo chất lượng sản phẩm, yếu tố hàng đầu, mà các doanh nghiệp Việt Nam ít để ý là con người, rằng sản phẩm sẽ bán cho những AI và ở những ĐÂU ? Tức muốn có một thương hiệu mạnh, nổi tiếng thì các chủ doanh nghiệp phải hiểu chính xác hàng của mình, người tiêu thụ và vùng tiêu thụ, là ai, ở đâu. Chỉ sau khi nắm được các thông số này, mới đưa thương hiệu lên được. GS. Tom Cannon cũng nhấn mạnh tới thế mạnh nông sản Việt Nam. Từ chọn lọc một số sản phẩm tiêu biểu và xác định, hàng đó sẽ bán cho ai, ở đâu, cần gấp rút đăng ký bảo hộ thương hiệu cả tại thị trường Việt Nam và thế giới, để khỏi bị cảnh ngộ “con Ta mang họ Tây”, mà bài học nhãn tiền là nếp thơm Phú Tân-An Giang.

GS.Tom Cannon, người cố vấn cho nhiều thương hiệu lớn trên thế giới, từng đến Việt Nam nhiều lần, đã thắc mắc chân thành: Tại sao Nhật có Toshiba, Toyota; Hàn quốc có Samsung, mà Việt Nam chưa có một thương hiệu tiêu biểu nào? Trong khi nông sản, nhất là gạo Việt Nam đang là một thế mạnh.

Vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra hội nghị chuyên đề: “Hỗ trợ và phát triển tài sản trí tuệ doanh nghiệp”. Hội nghị đã đúc kết được nhiều sản phẩm tầm cỡ có triển vọng đã và đang được quan tâm xây dựng để tạo những thương hiệu có uy tín trên thương trường trong và ngoài nước, như nước mắm Phú Quốc, cà phê Trung Nguyên, gạo Sohafarm, du lịch Saigontourist, nhà hàng bò 7 món Aupagolac, bưởi Đoan Hùng, hồi Lạng Sơn, cói Nga Sơn, nón lá Huế, hoa Đà Lạt, hồ tiêu Chư Sê, đá mỹ nghệ Non Nước, chè Tân Cương Thái Nguyên, vải thiều Hải Dương, quế Văn Yên, vải thiều Lục Ngạn, gạo Tám Hải Hậu, chè Shan Tuyết Mộc Châu và giải pháp dùng cao lanh zeolitNax xây bờ kè đất yếu tại ĐBSCL.

        Lâu nay, chính sự lơ là của nhiều doanh nghiệp không lo “khai sinh” cho đứa con của mình nên để nó bị thất lạc, đến nỗi người ta đã nhận vơ vào để đặt tên Tây. Một trường hợp điển hình mới xảy ra gần đây nhất là nếp thơm Phú Tân-An Giang ngon nổi tiếng nhưng không đăng ký khai sinh, khiến cho thương lái nước ngoài tìm đến thu mua, về đóng gói, đặt tên NẾP THÁI LAN, rồi xuất qua Đài Loan và cho cả Việt Nam với giá bán rất cao, chỉ vì cái mác made in Thai Lan.

       Nhưng để có một thương hiệu tiêu biểu, theo GS. Tom Cannon thì ngoài chăm lo chất lượng sản phẩm, yếu tố hàng đầu, mà các doanh nghiệp Việt Nam ít để ý là con người, rằng sản phẩm sẽ bán cho những AI và ở những ĐÂU ? Tức muốn có một thương hiệu mạnh, nổi tiếng thì các chủ doanh nghiệp phải hiểu chính xác hàng của mình, người tiêu thụ và vùng tiêu thụ, là ai, ở đâu. Chỉ sau khi nắm được các thông số này, mới đưa thương hiệu lên được. GS. Tom Cannon cũng nhấn mạnh tới thế mạnh nông sản Việt Nam. Từ chọn lọc một số sản phẩm tiêu biểu và xác định, hàng đó sẽ bán cho ai, ở đâu, cần gấp rút đăng ký bảo hộ thương hiệu cả tại thị trường Việt Nam và thế giới, để khỏi bị cảnh ngộ “con Ta mang họ Tây”, mà bài học nhãn tiền là nếp thơm Phú Tân-An Giang.

(Theo L.V.S // Báo An Giang )

  • Ưu tiên bố trí các nguồn vốn cho Hậu Giang
  • Nam Định hạ thủy tàu chở hàng trọng tải 12.500 tấn
  • TPHCM: Xây dựng vỉa hè xanh ở 4 quận trung tâm
  • Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc: “An Giang cần khai thác triệt để thế mạnh về nông nghiệp và kinh tế biên giới...”
  • Tiền Giang mở rộng cơ sở chế biến gạo cao cấp xuất khẩu
  • Ðác Nông trồng mới hơn 600 ha cà-phê
  • “Đi trước”, lại “về sau”
  • Muốn tuyển y tá, điều dưỡng Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi