Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tạo vùng chuyên canh

 Xây dựng vùng chuyên canh

Ông Nguyễn Hồng Kiến, Phó Chủ tịch UBND xã Nam Phương Tiến cho biết, từ năm 2006, khi có chủ trương của huyện về dồn điền đổi thửa (DĐĐT), xã đã ra nghị quyết chuyên đề, thành lập ban chỉ đạo, triển khai cụ thể tới từng thôn, từng hộ dân cư. Đồng ruộng của Nam Phương Tiến thuộc địa hình khó canh tác, một bên là đồi gò, một bên là vùng trũng, ruộng đất lại manh mún, mỗi hộ được chia nhiều mảnh nên khi sản xuất gặp rất nhiều khó khăn, chi phí lớn, tốn công. Sau hơn hai năm, Nam Phương Tiến đã DĐĐT cho 900 hộ, mỗi hộ chỉ còn một thửa. 

Các diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi tại huyện Chương Mỹ cho năng suất cao.  Ảnh: Thái Bá

Trên vùng đồi gò trước đây chỉ trồng sắn, ngô, khoai thu nhập thấp, nay chuyển sang trồng cây ăn quả, vùng trũng, cấy lúa kém hiệu quả và xa chuyển sang nuôi trồng thủy sản; những vùng đất thuận lợi, màu mỡ tập trung thâm canh lúa kết hợp với vụ đông. Vì vậy, trên địa bàn xã đã hình thành 3 vùng sản xuất hàng hóa, làm tăng giá trị của đất từ 1,5 đến 4 lần so với trước khi DĐĐT.

Đến nay, với hơn 450ha đất nông nghiệp, xã đã chuyển đổi được 250ha, còn lại 130ha đã làm các thủ tục xong nhưng vướng quy hoạch Cụm công nghiệp Nam Tiến Xuân, phải chờ quy hoạch xong để chuyển đổi tiếp. Còn khoảng 90ha, trong năm 2011 xã sẽ tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Cụ thể, hơn 50ha chuyên trồng cây bưởi Diễn năm nay đã bắt đầu cho quả, hơn 40ha chăn nuôi thủy sản kết hợp. Đối với vùng chuyên canh trồng lúa, nông dân đã trồng thêm được vụ đông, chủ yếu là cây dưa chuột, cho năng suất cao thu từ 7-9 triệu đồng/sào. Nhiều hộ trong xã vươn lên làm giàu nhờ thâm canh đa dạng cây trồng như ông Lê Văn Ơn ở thôn Nhân Lý, ông Nguyễn Văn Tăng ở thôn Hạnh Côn…

Ông Lê Văn Ơn cho biết, từ khi dồn ô đổi thửa, toàn bộ diện tích canh tác và ao nuôi của gia đình tập trung vào một khu cùng với thuê thêm quỹ đất 2 của xã tạo thành khu rất dễ canh tác. Hiện tại ông có hơn 6ha, thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, cho thu nhập cao khoảng 200 triệu đồng/ha.

Bài học từ sự quyết tâm

Phó Chủ tịch UBND xã Nam Phương Tiến chia sẻ: Để thay đổi nếp nghĩ, tập quán canh tác của người dân không đơn giản, cần thời gian và phải vận động, tuyên truyền kiên trì. Điều quan trọng để DĐĐT thành công là phải giải thích cho nông dân, định hướng cho họ và công khai kế hoạch của xã là chuyển những khu ruộng xấu, trũng sang phát triển trang trại cho hiệu quả kinh tế cao. Đối với khu chuyển đổi được, xã đầu tư ngân sách cùng với sự hỗ trợ của huyện để xây dựng hệ thống đường giao thông thuận lợi và tạo điều kiện để hộ được thuê thêm quỹ đất 2, mở ra hướng phát triển trang trại. Đối với những hộ có diện tích gần nhà, xã vận động họ tự nguyện bỏ ra 50m2 đất, để bù đắp cho các hộ có đất xa.

Để nông dân đồng tình ủng hộ, tất cả quá trình triển khai của xã đều công khai, dân chủ từ chính quyền đến nhân dân. Nguyên tắc DĐĐT của xã là ruộng của thôn nào vẫn ổn định ở thôn đó và chế độ giao ruộng vẫn giữ nguyên, bảo đảm được tính công bằng giữa các hộ. Kinh nghiệm ở Nam Phương Tiến là trước khi DĐĐT xã lập kế hoạch sử dụng đất từng thôn lựa chọn cơ cấu cây trồng phù hợp, xã hỗ trợ 2/3 kinh phí để làm đường giao thông nội đồng, hệ thống thủy lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân sản xuất. Đồng thời, chính quyền xã cũng kiên quyết, hộ nào chưa đồng tình, xã, thôn và các đoàn thể vận động, thuyết phục và quyết tâm triển khai vì lợi ích chung của tập thể.

Ông Hoàng Văn Thám, Phó phòng Kinh tế huyện Chương Mỹ cho rằng, việc DĐĐT ở Nam Phương Tiến thành công đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa, xóa bỏ tình trạng ruộng đất manh mún và giảm được chi phí sản xuất, tạo điều kiện cho các hộ áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa cơ giới vào sản xuất nông nghiệp. Đây là điều kiện để xã quy hoạch các vùng chuyên canh lúa, cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản.

( Theo Quỳnh Dung // Báo Hà nội mới Online )

  • ĐBSCL: Mù chữ cao, năng suất thấp
  • TP Hồ Chí Minh: Chống mua gom hàng bình ổn giá
  • Quảng Ngãi: Đời sống người dân dần ổn định sau lũ
  • Hà Nội xây dựng Đề án quản lý hoạt động vận tải taxi
  • Lào Cai có hơn 20 nghìn hộ nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi
  • Vầng sáng Cà Mau
  • Hải Phòng vẫn "đủng đỉnh" trong việc bán nhà công
  • Sớm hoàn thành hệ thống kho trữ lúa gạo tại đồng bằng sông Cửu Long
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi