Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thành phố đặc trưng vùng Tây Nam Bộ

Một góc thị xã Vị Thanh. Ảnh: Phú Khởi
Vị Thanh có nhiều thuận lợi để mở rộng các mối quan hệ giao thương, phát triển kinh tế, đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa, trao đổi khoa học kỹ thuật, thương mại - du lịch - đầu tư với các đô thị lớn trong vùng, hướng tới mục tiêu trở thành thành phố đặc trưng vùng Tây Nam Bộ.
 
Cùng với lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh Hậu Giang, đô thị Vị Thanh trải qua nhiều thời kỳ lịch sử cũng đổi thay về tên gọi, quy mô, ranh giới, tốc độ phát triển và được định hình lại trong suốt thập niên qua (từ khi thành lập thị xã vào năm 2009). Đến nay, mặc dù là đô thị trẻ, nhưng với vị thế là trung tâm tỉnh lỵ, sự nỗ lực của địa phương và sự quan tâm hỗ trợ của tỉnh và Trung ương, Vị Thanh được quy hoạch, đầu tư một cách bài bản và căn cơ hơn, ngày càng khởi sắc, hài hòa, khang trang, tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội và được công nhận đô thị loại III vào cuối năm 2009.

Trên nền tảng phát triển đó, tỉnh Hậu Giang và Thị xã Vị Thanh đang khẩn trương, tiếp tục đầu tư để dần hoàn chỉnh đồng bộ cơ sở hạ tầng đô thị. Có thể nói, trong thời điểm hiện nay, Vị Thanh cơ bản đã hội tụ đủ các điều kiện để thành lập Thành phố Vị Thanh trực thuộc tỉnh Hậu Giang. Cụ thể, đô thị Vị Thanh phát triển theo cấu trúc không gian của chuỗi các đô thị theo dọc kênh Xà No; cấu trúc dựa trên vùng cảnh quan thiên nhiên chủ đạo là kênh rạch chảy qua địa bàn và các tuyến quốc lộ đã và đang hoàn thành, các điểm nhấn được hình thành, các nút giao thông và dọc của đô thị; đồng thời phát triển chính về hướng Tây Nam, Đông Bắc, để hình thành 3 khu đô thị: khu đô thị hiện hữu, khu đô thị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và khu đô thị mới hành chính, thương mại - dịch vụ. Lợi thế của Vị Thanh chính là tận dụng hệ thống kênh rạch, cây xanh làm cảnh quan sinh thái, kiến trúc đô thị hài hòa vùng sông nước và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại trong bồi hoàn, giải tỏa và di dời khi mở rộng nâng cấp đô thị như một vài đô thị khác trong vùng.

Trên lĩnh vực phát triển kinh tế, trong 5 năm gần đây, tốc độ tăng trưởng bình quân của Thị xã Vị Thanh đạt 20,52%, riêng năm 2010 ước đạt 21,44%, tăng mạnh trên các lĩnh vực thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng (22,7-24,5%), giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Thương mại - dịch vụ tăng trưởng 25,9%/năm, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ đạt 2.500 tỷ đồng/năm, tăng bình quân 25%/năm, gần 350 cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, sản xuất các ngành hàng chủ lực của tỉnh: chế biến lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, bê tông đúc sẵn, đồ nhựa, sản phẩm điện, nhiên liệu, khí đốt. Đã hoàn thành cơ bản xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và hướng tới tăng cường thu hút đầu tư để lấp đầy cụm công nghiệp. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn pháp luật, dịch vụ kỹ thuật, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục - thể thao… có tăng trưởng đáng kể, chất lượng cuộc sống của cư dân đô thị ngày một nâng lên. Dịch vụ du lịch hoạt động mạnh theo hướng du lịch sinh thái, với hệ thống kênh rạch đan xen, thảm thực vật, cây xanh phong phú… Nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế địa phương, đã hoàn thành quy hoạch và đang kêu gọi đầu tư vào 3 khu du lịch: Khu du lịch Hồ Sen tại phường VII (15 ha), Khu du lịch căn cứ Thị xã ủy (22,4 ha) tại xã Vị Tân, Khu du lịch sinh thái Kênh Lầu tại xã Hỏa Tiến (15,4 ha) và đang triển khai quy hoạch chi tiết Khu du lịch Hồ Đại Hàn tại phường IV (28,96 ha). Cùng với tỉnh, thị xã đã tổ chức thành công Festival lúa gạo Việt Nam tại Vị Thanh lần thứ nhất vào cuối năm 2009, tạo ấn tượng đẹp trong lòng du khách cả nước.

Về lâu dài, nhằm định hướng cho đô thị Vị Thanh phát triển xanh, sạch, hài hòa, bền vững với sinh thái vùng, Vị Thanh được tỉnh và các bộ, ngành chức năng hỗ trợ lập Dự án xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải Vị Thanh, được Chính phủ phê duyệt vào tháng 8/2009, với tổng vốn đầu tư hơn 11 triệu euro; triển khai các quy hoạch chi tiết và tập trung đầu tư xây dựng các khu đô thị, các khu ở mới và tiến hành cải tạo, chỉnh trang khu vực đô thị hiện hữu, nhằm tăng quỹ nhà ở theo Quyết định 2733 của UBND tỉnh, với tổng vốn đầu tư 7.192.757 tỷ đồng. Đồng thời, tiếp tục triển khai nâng cấp, mở rộng đường đô thị, đường đối ngoại, hạ tầng kỹ thuật - xã hội giai đoạn 2011-2015, với tổng vốn đầu tư 16.469 tỷ đồng. Tỉnh cũng xin chủ trương Chính phủ lập Dự án đầu tư, nâng cấp và phát triển hạ tầng đô thị Vị Thanh bằng nguồn vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới, với tổng vốn 70.746.387 USD. Ước tính, Vị Thanh cần huy động nguồn vốn đầu tư khoảng 45.000 tỷ đồng trong 5 năm tới cho xây dựng hạ tầng giao thông, thoát nước, môi trường, cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc và hạ tầng cơ sở…, đáp ứng nhu cầu phát triển thành phố Vị Thanh trong tương lai.

Cùng với nhiều nỗ lực và sự đồng thuận cao trong xã hội, phấn đấu đưa Vị Thanh nâng tầm là đô thị trung tâm của tiểu vùng Tây sông Hậu đang ngày một hiện hữu hơn. Thành phố Vị Thanh được thành lập, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc không chỉ riêng đô thị Vị Thanh, mà còn thể hiện ý chí, nghị lực và sức vươn lên của một tỉnh có xuất phát điểm thấp nhất vùng, nhưng biết phát huy trí tuệ và bản lĩnh để vượt qua khó khăn, thử thách, góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa của tỉnh và khu vực.

Ông Lâm Văn Tâm, Chủ tịch UBND Thị xã Vị Thanh cho rằng, việc thành lập Thành phố Vị Thanh sẽ tạo động lực mới thu hút đầu tư, nhằm phát huy hơn nữa chức năng đô thị tỉnh lỵ, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế Vị Thanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phù hợp với định hướng Quy hoạch Tổng thể phát triển mạng lưới đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.

Phát triển nhanh và bền vững trong tương lai

Để đưa Thị xã Vị Thanh phát triển nhanh và bền vững trong tương lai, trước mắt, cần xúc tiến hoàn thành quy hoạch, mở rộng không gian đô thị Vị Thanh sớm trở thành thành phố có một kiến trúc hiện đại; trong quy hoạch phải đảm bảo tiêu chuẩn đô thị loại II, mang tính lâu dài, không bị lạc hậu. Với vị thế của mình, Vị Thanh cần tập trung mọi nguồn lực thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển mạnh các loại hình kinh doanh dịch vụ, du lịch, tài chính, tín dụng, ngân hàng…, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển. Tập trung khai thác tốt tiềm năng du lịch của địa phương, nhất là đối với du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, nhằm đưa Vị Thanh trở thành thành phố trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch của tỉnh và khu vực tiểu vùng Tây sông Hậu.

(Ông Nguyễn Phong Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hậu Giang)

(Theo Huy Tự // Báo đầu tư)

  • TP.HCM cần “liệu pháp” triển khai nhanh dự án
  • Thu ngân sách huyện Hoài Đức Nỗ lực vượt chỉ tiêu
  • Hà Nội cơ bản làm sạch toàn tuyến sông Tô Lịch
  • Giá tiêu dùng tháng 8 của Hà Nội tăng nhẹ
  • Bà Rịa-Vũng Tàu bảo vệ môi trường sông Đồng Nai
  • Nghi Xuân phát triển kinh tế biển
  • TPHCM: CPI giảm tháng thứ 2 liên tiếp
  • Bình Phước hỗ trợ dân nâng cấp, đào mới giếng nước sạch
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi