Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thu hút đầu tư FDI vào ĐBSCL hơn 7,6 tỉ đô la

Chế biến nông thủy sản là lĩnh vực chưa thu hút nhiều đầu tư vào ĐBSCL trong khi đây là vùng có thế mạnh nông thủy sản - Ảnh: TL.

Các địa phương vùng ĐBSCL cho đến nay đã thu hút 358 dự án vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với 7,61 tỉ đô la, đóng góp 42% GDP của toàn vùng.

Ngoài ra, trong giai đoạn 2006- 2010, nhà nước đã dành hơn 90.700 tỉ đồng từ ngân sách, 19.000 tỉ đồng vốn trái phiếu Chính phủ và trên 13.000 tỉ đồng vốn xổ số kiến thiết để phát triển ĐBSCL thông qua các chương trình mục tiêu.

Tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế ĐBSCL tổ chức ở Cà Mau (MDEC Cà Mau 2011) ngày 19-10, nhiều đại biểu cho rằng công tác xúc tiến đầu tư vùng ĐBSCL cần đi vào chiều sâu, năng động và sáng tạo hơn, nhắm vào các mục tiêu trọng yếu, chọn lựa các dự án hữu hiệu và chọn nhà đầu tư có năng lực.

Đánh giá từ Ban tổ chức MDEC Cà Mau 2011, Long An là tỉnh dẫn đầu về thu hút vốn FDI với 226 dự án có tổng vốn đầu tư là 2,54 tỉ đô la, chiếm 63,1% số dự án và 33,4% tổng vốn đầu tư đăng ký của toàn vùng. Kế đến là Kiên Giang có 9 dự án, với tổng vốn đăng ký đạt 2,33 tỉ đô la chiếm 30,7% tổng vốn đăng ký của cả vùng. Riêng Cà Mau được xem là tỉnh “ngoi” lên nhanh chóng, với 5 dự án có tổng vốn đăng ký là 779,5 triệu đô la, chiếm 10,2% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả vùng.

Kết quả trên là nỗ lực của các hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư liên tục trong thời gian gần đây của ĐBSCL.

Tuy nhiên, theo Ban tổ chức MDEC Cà Mau 2011, vốn nhà nước còn đầu tư dàn trải, thiếu tập trung dứt điểm, đồng thời, chưa coi trọng đầu tư cho khoa học và công nghệ, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm và chưa tương xứng tiềm năng của ĐBSCL.

(Theo Thời báo kinh tế SG)

  • Hà Nội có thể chi tiêu khoảng 24.000 tỷ đồng trong tháng Tết
  • Long An: CPI tháng 10/2011 tăng 0,48%
  • Quảng Ngãi chấp thuận dự án resort 69 ha
  • Cảng Đồng Nai: Đã có đường cho container
  • TP.HCM phấn đấu đạt mức tăng trưởng GDP 11%
  • Cần đánh thức tiềm năng du lịch ẩm thực Hà thành
  • Chị Hằng, chú Cuội “đi vắng” trong đêm Trung thu
  • Hà Nội: Bình ổn giá hướng đến người thu nhập thấp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi