Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

TP. Cần Thơ ứng 30 tỷ đồng dự trữ hàng hóa thiết yếu bình ổn giá

UBND Thành phố Cần Thơ vừa quyết định tạm ứng vốn ngân sách 30 tỷ đồng cho 5 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố để dự trữ hàng hóa thiết yếu (gạo, đường, dầu ăn, sữa, thực phẩm chế biến...) bình ổn giá trong 2 tháng cuối năm 2010 và phục vụ Tết Nguyên đán Tân Mão 2011.

Dầu ăn là một trong những mặt hàng thiết yếu được TP. Cần Thơ bình ổn giá - Ảnh minh họa

Số vốn tạm ứng trên được giao cho 5 doanh nghiệp gồm: Cty cổ phần Thương nghiệp tổng hợp Cần Thơ 7 tỷ đồng; Cty TNHH Thực phẩm Rau quả Cần Thơ 4 tỷ đồng; Cty TNHH Thương mại Sài Gòn - Cần Thơ (Co.OpMart Cần Thơ) 8 tỷ đồng; Cty cổ phần Gentraco 6 tỷ đồng; Cty Lương thực Sông Hậu 5 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp trên có trách nhiệm dự trữ hàng hóa thiết yếu, góp phần ổn định thị trường những tháng cuối năm và trong dịp Tết Nguyên đán Tân Mão; đồng thời, ưu tiên dự trữ hàng trong nước sản xuất để phục vụ tiêu dùng của nhân dân...

Lên kế hoạch bình ổn giá cả thị trường 2 tháng cuối năm

Cùng với đó, UBND TP Cần Thơ cũng đã đề ra kế hoạch bình ổn giá cả thị trường, kiềm chế lạm phát 2 tháng cuối năm 2010 và dịp Tết Nguyên đán Tân Mão 2011.

UBND TP yêu cầu Sở Công Thương, Sở Tài chính phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan rà soát cân đối cung cầu các loại hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân như: lương thực, thực phẩm,… và hàng hóa dịch vụ thiết yếu khác thuộc danh mục bình ổn giá; chủ động có các phương án, giải pháp để kịp thời điều tiết và bình ổn thị trường bảo đảm không xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, gây tăng giá đột biến, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

Các cơ quan chức năng trên địa bàn Cần Thơ phải theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các loại hàng hóa thiết yếu. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường về việc chấp hành pháp luật về thuế và giá đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh các mặt hàng thuộc danh mục bình ổn giá, đăng ký giá, kê khai giá, niêm yết giá.

Ngoài ra, công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng các hành vi vi phạm để nhân dân biết và giám sát kiểm tra, tránh bị lợi dụng làm ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của người dân.

UBND tỉnh thống nhất việc các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, giá, đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại… sẽ được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

(Theo Diệm Cơ // Tin Chính phủ)

  • TP. Hồ Chí Minh: Hồ sơ dự án, công trình phải tính đến tiêu chí mưa lũ, triều cường
  • Quảng Ngãi di dời 660 hộ dân tránh lũ lớn
  • Nước lũ xé nát quốc lộ 1A
  • Hà Nội chuẩn bị đầu tư xây dựng 11 nhà tang lễ
  • Khẳng định vị thế Hà Nội
  • Kinh tế Thủ đô tăng trưởng nhanh và đều
  • Vận hội rồng bay
  • Xây dựng nông thôn hiện đại, bền vững, xứng với Thủ đô 1000 tuổi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi