Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

TP HCM: Nỗi lo nước sạch

Là trung tâm kinh tế lớn cũng là địa phương có dân số đông nhất nước, nhu cầu về nước sạch của TP HCM luôn là vấn đề bức thiết. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều quận huyện đang trong tình trạng thiếu nước sạch trầm trọng.  

Cần Giò là một ví dụ do đây là vùng đất nhiễm mặn, nguồn nước ngọt trông chờ hoàn toàn bằng nguồn từ nơi khác chở đến. Trong khi đó, vì chưa có đường ống cấp nước đến huyện nên nguồn nước ngọt sạch đến Cần Giờ phải lấy từ quận 2, quận 7 chở bằng xà lan xa từ 20 - 72 km đường sông rất khó khăn, mỗi khi xà lan về muộn là người dân không có nước sạch.

Thiếu nước vì... xa trung tâm

Cũng vì đường xa cách trở nên người dân Cần Giờ còn phải mua nước với giá cao từ  5.000 đồng/m3 đến 9.800 đồng/m3 tùy đối tượng sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh. 

Bà Phạm Thị Viết - Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè cho biết toàn huyện còn 5 xã chưa có hệ thống nước máy. Mỗi ngày, người dân Nhà Bè cần tối thiểu 12.000 mét khối nước, nhưng nguồn nước sạch cung ứng mới đáp ứng khoảng 50% nhu cầu. đó là tính cả lượng nước được xe bồn chở đến, nước khai thác từ các giếng khoan tập trung. Do thiếu nước sạch, người dân phải tự khoan giếng ngầm, có nơi sâu đến 200 m mà nước vẫn mặn, đục không ăn uống được.

Ông Lý Chung Dân - Phó GĐ TCty cấp nước Sài Gòn (Sawaco) xác nhận: Hiện huyện Nhà Bè còn khoảng 35 điểm thiếu nước sạch, phải dùng xe bồn chở nước hoạt động 24/24 giờ nhưng vẫn không đủ.

Mỗi ngày TP HCM thất thoát nửa triệu m3 nước trong khoảng 1,35 triệu m3 nước sạch cung ứng mỗi ngày.

Tại vùng nội thành, nhiều nơi xa trung tâm TP như quận Bình Tân, Tân Phú, Gò Vấp... đều thiếu nước sạch, người dân vẫn phải dùng thêm nước giếng khoan. Ông Huỳnh Văn Hạnh - Chủ tịch UBND quận Tân Phú cho biết trên địa bàn quận, đang có khoảng 65% hộ dân được cấp nước sạch theo hệ thống cấp nước TP. Ông Cao Văn Phấn - Phó Chủ tịch UBND quận Bình Tân cho biết hiện toàn quận có khoảng trên 90% hộ dân được dùng nước sạch, trong đó khoảng 80% hộ dân đã được lắp đồng hồ nước, còn khoảng 20.000 hộ dân vẫn dùng nước giếng khoan...

Còn đó nỗi lo thất thoát

Ông Lý Chung Dân cho biết tình hình cấp nước sạch tại TP HCM đang từng bước được cải thiện. Hiện Sawaco cung ứng khoảng 1,35 triệu m3 nước sạch cho TP HCM, dự kiến đến cuối năm sẽ tăng thêm 30% công suất, đưa tổng lượng nước sạch cung ứng lên 1,8 triệu m³/ngày. Nhà máy nước BOO Thủ Đức cũng vừa phát nước giai đoạn 3 và đạt tổng công suất 300.000 m³/ngày; nhà máy nước Kênh Đông dự kiến phát nước vào cuối năm như kế hoạch, tuy nhiên hiện tiến độ lắp đặt đường ống cấp nước còn chậm do vướng một số công trình khác. Hiện cty đang tích cực tháo gỡ để hoàn thành đường ống đưa thêm khoảng  200.000 m3/ngày hòa vào mạng lưới cấp nước TP. Ông Dân khẳng định, việc tiếp nhận thêm các nguồn nước sẽ giảm dần tình trạng thiếu nước trên toàn địa bàn TP.

Đối với Cần Giờ, cuối tháng 1/2010, TP HCM đã khởi công DA xây dựng tuyến ống đường kính 600 mm, dài khoảng 42 km với kinh phí khoảng 822 tỷ đồng đưa nước sạch từ nội thành TP đến Cần Giờ. Tuyến ống này sẽ hoàn thành cuối năm 2010, có thể truyền dẫn đến 44.000 m3 nước/ngày/đêm trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, và sẽ nâng lên gấp đôi trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2025. Tại Cần Giờ cũng vừa mới hoạt động nhà máy xử lý nước lợ thành nước ngọt do Công ty CP Đặng Đoàn Nguyễn đầu tư 9 triệu USD xây dựng. Khoảng cuối năm 2010, nhà máy này sẽ cung ứng thêm khoảng 5.000 m3 nước ngọt/ngày.

Mặc dù theo “kế hoạch”, cung ứng nước sạch tại TP HCM có thể được cải thiện rõ rệt như vậy, tuy nhiên, nhiều người vẫn lo ngại  tình trạng “kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra” sẽ còn tiếp diễn khi toàn TP hiện đang có khoảng 17% hộ dân chưa được lắp đồng hồ nước, trong khi các hộ đã được lắp đồng hồ nước vẫn chưa đủ dùng. Thực tế trên thể hiện qua con số Sawaco bị thất thoát khoảng 0,5 triệu m3 trong khoảng 1,35 triệu m3 nước sạch cung ứng mỗi ngày. nước/ngày.

(Theo Phạm Nguyễn // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Hà Tĩnh tích cực triển khai dự án FORMOSA
  • Hà Nội phấn đấu đạt độ che phủ rừng 75% vào 2015
  • Hà Nội: Phân loại đường phố để thu thuế đất
  • Phát triển thành phố Tuyên Quang nhanh và bền vững
  • Hà Nội sẽ có Khu đô thị công viên công nghệ phần mềm
  • Kim Liên đang đổi mới toàn diện
  • Hà Nội: Hạ ngầm cáp đến đâu phải gọn sạch đến đó
  • Hà Nội ngừng cấp internet các đại lý gần trường học
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi