Đại diện của Tập đoàn Triệu Phong cho biết, khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp trong giai đoạn này là nhận thức của các nhà sản xuất và nhà đầu tư Việt Nam về mô hình giao dịch hàng hóa qua sàn vẫn còn mới mẻ. Như thế sẽ không dễ trong việc đưa kênh này đến với họ. Đó là chưa kể đến nhân lực cung ứng cho hoạt động này hạn chế do thiếu kinh nghiệm. Song, chiếm khoản đầu tư cao nhất là hệ thống công nghệ nhằm kết nối TPE với 20 sở giao dịch hàng hóa trên thế giới, hệ thống ngân hàng và kho bãi…
Được biết, Sở giao dịch hàng hóa này sẽ là nơi phụ trách danh mục các nhà đầu tư tham gia giao dịch, mặt hàng và hoạt động mua – bán. Đồng thời cung cấp các dịch vụ tài chính (cho vay kinh doanh, dịch vụ thanh toán bù trừ cho các doanh nghiệp), bảo hiểm rủi ro, trung tâm kiểm định hàng hóa (đảm bảo được các khâu giao, nhận và trữ hàng hóa cho khách hàng). Nguyễn Duy Phương cho biết, hiện công ty ông đang làm việc với Bộ Công Thương và một số đối tác nước ngoài để tạo tính liên thông với các sàn quốc tế, đảm bảo được tính thanh khoản và cơ chế giá phù hợp cho các mặt hàng tham gia giao dịch. Giao dịch hàng hóa thông qua kênh của TPE sẽ khớp lệnh theo hai phương thức là đấu giá và báo giá.
TPE sẽ chính thức hoạt động vào đầu năm 2011 với vốn điều lệ 150 tỷ đồng và sẽ tăng lên 1.000 tỷ đồng vào năm 2015. Dự kiến đến năm 2014, Triệu Phong sẽ chính thức lên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM.
(Theo Báo đầu tư)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com