![]() NM xi măng Lam Thạch - Uông Bí |
Hướng tới kỷ niệm 50 năm thành lập thị xã (1961-2011), Uông Bí đang tập trung đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chỉnh trang và phát triển đô thị, tiến tới thành lập thành phố Uông Bí thuộc tỉnh Quảng Ninh vào năm 2011.
Với những tiềm năng , thế mạnh được bộc lộ, Uông Bí đang trên con đường trở thành một trong những đô thị công nghiệp, dịch vụ, du lịch và là đầu mối giao lưu quan trọng giữa vùng Duyên hải phía Bắc với tỉnh Quảng Ninh. Xét một cách toàn diện về các mặt: KT-XH, văn hoá, giáo dục, an ninh quốc phòng, chức năng đô thị... thị xã Uông Bí đã đáp ứng được điều kiện theo Nghị định 42 của Chính phủ để tiến tới thành lập thành phố Uông Bí.
Nền móng vững chắc
Thị xã Uông Bí nằm ở trung tâm tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; nằm trên quốc lộ 10, quốc lộ 18A cùng với giao thông đường thuỷ, đường sắt, là đầu mối giao thông quan trọng của vùng Đông Bắc... nên có vị trí hết sức thuận lợi trong việc phát triển KT-XH. Thị xã có diện tích 253 km2, với số dân 151.072 người (tháng 6/2009); là trung tâm công nghiệp, du lịch, y tế và đào tạo của tỉnh Quảng Ninh; là trung tâm Phật giáo - Thiền phái Trúc Lâm VN...
Trong những năm qua, thị xã Uông Bí đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các mặt:
Về kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2004 - 2008 là 14,3%, dự kiến hết năm 2009 đạt 14,5%. Mức sống của nhân dân được cải thiện đáng kể, thu nhập bình quân 1.131,51 USD/người (2008)...
Về giáo dục đào tạo: thị xã đã hoàn thành chương trình phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở; có 14 trường đạt chuẩn quốc gia, 3 trường cao đẳng, 3 trường trung học chuyên nghiệp, 1 trường kỹ thuật quân sự... Đặc biệt, thị xã đã phấn đấu đạt chuẩn quốc gia các trường học còn lại trước quý III/2011.
Hiện nay, đã có 17 dự án công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đầu tư vào thị xã, tập trung ở những cụm, và KCN đã được quy hoạch. Nhiều nhà máy, xưởng sản xuất đi vào hoạt động đã mở ra các ngành nghề mới, sản xuất những mặt hàng mới. Từ đó, tạo nên tiềm năng đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và thêm nhiều việc làm cho lực lượng lao động tại chỗ như: nhà máy xi măng Lam Thạch, Cty Chế biến Lâm sản Xuất khẩu, nhà máy gạch Tuynen, Cty giày da Sao Vàng; Đặc biệt có Nhà máy Chế tạo thiết bị nâng hạ, Nhà máy Cơ khí chính xác. Công trình trọng điểm quốc gia đã đi vào hoạt động… Hàng năm, giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của thị xã tăng hơn 22%.
Về văn hoá, xã hội, thị xã Uông Bí có hệ thống trung tâm văn hoá, thể thao, có bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển là bệnh viện trung ương đóng trên địa bàn, quy mô 600 giường bệnh và hệ thống bệnh viện của các tập đoàn sản xuất và trạm y tế các phường, xã... đáp ứng nhu cầu văn hoá sức khoẻ; vui chơi giải trí, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Với những thành tựu đạt được, thị xã Uông Bí đang có được vận hội mới để nâng cao vị thế và tầm cao mới, xứng đáng là đô thị công nghiệp phát triển năng động của tỉnh Quảng Ninh và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Mục tiêu kiên định
Với những lợi thế hiện có, thị xã Uông Bí đã báo cáo tỉnh Quảng Ninh và đề ra những mục tiêu xây dựng thành phố vào năm 2011. Đó là; tập trung đầu tư phát triển công nghiệp; đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; chỉnh trang các khu đô thị hiện có và phát triển các đô thị mới để cơ bản thay đổi diện mạo đô thị. Phấn đấu đến hết năm 2010, các khu chức năng về công nghiệp, thương mại, dịch vụ du lịch, văn hoá, giáo dục... phải cơ bản được thực hiện theo đúng tiến độ.
Trước tình hình trên, thị xã đang tập trung triển khai đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng thị xã giai đoạn 2009 - 2010 đã được UBND tỉnh phê duyệt. Trước mắt ưu tiên triển khai Trường Đại học Hạ Long của tập đoàn công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam; và các khu đô thị, thương mại, du lịch đã được phê duyệt chủ trương định hướng quy hoạch đợt đầu đến năm 2015: mở rộng ranh giới nội thị sang địa phận xã Phương Đông và xã Phương Nam; tập trung đôn đốc các chủ đầu tư hoàn thành quy hoạch: các dự án KCN Phương Nam, các dự án cụm cảng Điền Công, Trường đại học Hạ Long, nhà máy nhiệt điện và các khu du lịch - thương mại…
Thị xã đang thúc đẩy việc hoàn thành đầu tư xây dựng và mở rộng nhà máy chế tạo thiết bị nâng hạ; dự án đầu tư nâng cấp cải tạo hệ thống đường sắt chuyên dùng 1.000 mm chở than từ Vàng Danh ra ga A; dự án mở rộng nhà máy nhiệt điện Uông Bí II 330 MW, đưa Uông Bí trở thành trung tâm sản xuất nhiệt điện lớn ở vùng Đông Bắc Tổ quốc với tổng công suất trên 700 MW.
Tiếp đó, thị xã tích cực phối hợp cùng các đơn vị được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương hoàn thành các đề án quy hoạch, triển khai các dự án du lịch như: mở rộng đường Yên Tử và các khu du lịch trên tuyến, khu du lịch sinh thái Resort hồ Yên Trung, khu di tích lịch sử văn hoá và khu danh thắng chùa Ba Vàng. Sau khi hoàn tất, các khu du lịch trên sẽ nằm trong chuỗi du lịch Hà Nội - Côn Sơn, Kiếp Bạc - Yên Tử, Yên Trung - Hạ Long. Với vị trí quan trong trên, Uông Bí xứng đáng là điểm du lịch quốc gia quan trọng trong những năm tới. Đồng thời, thị xã Uông Bí tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng các khu đô thị mới: khu đô thị Yên Trung, khu đô thị Thanh Sơn, khu đô thị mới phường Yên Thanh, khu hậu cần, nhà ở công nhân của Cty TNHH Sao Vàng, khu đô thị và dân cư Cầu Sến của Cty TNHH Hoa Nhàn... Uông Bí sẽ xây dựng các chợ tại xã Thượng Yên Công, xã Phương Nam và phường Bắc Sơn; năm 2010 sẽ đầu tư xây dựng khu nhà vườn sinh thái ven sông Sinh, sông Uông, ưu tiên mở rộng khu di tích lịch sử, văn hoá và danh thắng Yên Tử để kêu gọi đầu tư.
Nhằm cải tạo môi trường ngày một xanh - sạch - đẹp, thị xã Uông Bí đang lập kế hoạch xây dựng các trung tâm vui chơi, giải trí, tu sửa nghĩa trang nhân dân, nhà tang lễ; ngành than sẽ tập trung đầu tư các dự án bảo vệ môi trường, xây dựng các khu đô thị công nhân ngành than... góp phần tạo bộ mặt đô thị hiện đại, xứng tầm.
Giải pháp hợp lý
Để hoàn thành mục tiêu xây dựng thành phố Uông Bí vào năm 2011, thị xã đã có những giải pháp mang tính chiến lược, thúc đẩy sự phát triển. Ưu tiên cho DN có các dự án đầu tư vào địa bàn, chủ động trong công tác tổ chức thực hiện. Theo đó, thị xã cần kêu gọi các nhà đầu tư bỏ vốn và thực hiện dự án theo đúng tiến độ.
Từ nay đến cuối năm 2010, Uông Bí cần tập trung cao độ cho công tác giải phóng mặt bằng, không ngừng cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi để các DN phát triển sản xuất
Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu ngành, tăng tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế cùng với phát triển các ngành dịch vụ, thương mại và du lịch. Kích thích đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi công cộng, những công trình phục vụ dân sinh, xây dựng mạng lưới giao thông an toàn,hiện đại... Đồng thời, thị xã cần đẩy mạnh đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Phương Nam, phát triển các CCN vừa và nhỏ. Tập trung phát triển các lĩnh vực dịch vụ có tiềm năng, khuyến khích đầu tư phát triển các dịch vụ mới, chất lượng cao, làm động lực thúc đẩy các ngành khác phát triển.
![]() Tôi cho rằng TP Móng Cái và tỉnh Quảng Ninh sẽ phát triển nhanh và mạnh trong những năm tới, mặc dù năm 2009 bị ảnh hưởng lớn do khủng hoảng kinh tế thế giới. Bởi trong những năm qua tỉnh Quảng Ninh, TP Móng Cái, cùng các cấp các ngành luôn đồng hành cùng DN, hỗ trợ, tháo gỡ những vướng mắc khó khăn, xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp phát triển KT - XH của tỉnh Quảng Ninh nói chung, TP Móng Cái nói riêng. Lãnh đạo tỉnh, TP Móng Cái cùng các ban ngành luôn sẵn sàng gặp gỡ trao đổi cùng DN. Tuy nhiên, ngoài việc tỉnh, TP Móng Cái tạo điều kiện hỗ trợ DN phát triển nhưng cái khó của các DN vừa và nhỏ hiện nay là thiếu vốn đầu tư kinh doanh, vì vậy tôi mong muốn rằng ngân hàng tạo điều kiện về cơ chế để các DN vừa và nhỏ có thể tiếp cận vay vốn được dễ dàng hơn.
Từ những năm 2002, Cty chúng tôi đã đầu tư 175 tỷ VND xây dựng cơ sở hạ tầng Dự án đường bao biển Cột 5 - Cột 8 (tp Hạ Long). Để hoàn trả cho Cty chúng tôi số tiền đó, tỉnh Quảng Ninh đã giao đất có thu tiền sử dụng đất (tức là DN được bán QSD đất để thu hồi vốn) tại Dự án khu đô thị mới Nam ga Hạ Long. Tại Dự án này, sau hơn 7 năm các cơ quan chức năng của tp Hạ Long đã chưa thể GPMB xong để giao hết đất Dự án cho chủ đầu tư. Trong khi chúng tôi tiếp tục đầu tư mới hơn 92 tỷ VND vào Dự án, mà chưa biết ngày nào có thể thu hồi vốn cũ và vốn mới. Theo tôi, kế hoạch thực hiện dự án của DN và kế hoạch giao đất dự án của cơ quan chức năng nên thực hiện trên cơ sở cam kết, ràng buộc trách nhiệm. Có như vậy mới tránh được những tổn thất không đáng có cho DN, và nâng cao trách nhiệm của cơ quan nhà nước.
Là đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực hoạt động đào tạo dạy nghề, tự bảo đảm một phần thu phí hoạt động, chúng tôi thấy một số điểm bất cập như sau: Trong loại hình đào tạo ngắn hạn, việc Nhà nước quy định thu tối đa không quá 120 ngàn đồng tiền học phí/người/tháng thì có thể đủ chi phí; nhưng nếu cũng áp dụng mức thu này cho loại hình đào tạo dài hạn thì đơn vị sẽ bị lỗ. Chính vì thế, giảm số học viên ở loại hình đào tạo dài hạn là một việc làm tất yếu. Việc làm này lại đi ngược với xu thế phát triển của nhà trường. Theo tôi, Nhà nước cần có chính sách sao cho các đơn vị có thể tự cân đối được việc thu, chi trong lĩnh vực đào tạo, dạy nghề. Đó là động lực thúc đẩy công tác đào tạo, dạy nghề, phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay.
Chậm GPMB, kéo theo công tác đầu tư của DN chậm lại, và nhiều dự án bị chậm GPMB đương nhiên sẽ làm cho sự tăng trưởng kinh tế bị giảm theo. Chính vì vậy, đẩy nhanh công tác GPMB là một công việc hết sức cấp bách. Việc chậm GPMB do chính quyền thiêú kiên quyết có thể bị thiệt hại về thời gian, về uy tín. Nhưng chậm GPMB đối với DN sẽ thiệt hại ngay lập tức tới tài chính, kinh tế, và thậm chí có thể phá sản, thua lỗ do vỡ kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Nên có chính sách giao đất “sạch”, đó là động lực thu hút đầu tư. Việc làm đó đã có tỉnh thực hiện, và được các DN rất nhiệt tình hưởng ứng. Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm - TKV - ThS Nguyễn Quốc Tuấn: Nên có môi trường bình đẳng trong đào tạo, dạy nghề !
Hiện nay, các đơn vị hoạt động đào tạo, dạy nghề thuộc bộ, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, được cấp một khoản ngân sách cho chi phí thường xuyên. Ở những đơn vị này, mỗi học viên vào học nghề chỉ phải đóng tối đa là 120 ngàn đồng học phí/tháng. Như vậy sẽ tạo ra sự cạnh tranh không cân sức khi các trường dạy nghề thuộc DN hoặc dạy nghề tư phải thu học phí từ 400 - 500 ngàn đồng /học viên/tháng mới đủ chi. Nên có một môi trường bình đẳng trong hoạt động dạy nghề, đào tạo theo hướng đặt hàng gắn với cân đối tự chủ việc thu chi. Tôi nghĩ, đó sẽ là động lực thúc đẩy việc nâng cao chất lượng đào tạo, đẩy mạnh hoạt động xã hội hoá, phù hợp với lộ trình hội nhập WTO của nền giáo dục, đào tạo nước nhà. |
(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com