Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Công nghiệp chế biến đang “dẫn dắt” sản xuất

Nhiều sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp có mức tăng trưởng cao hơn mức kế hoạch ngành (12%).
Vụ Kinh tế công nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp tháng 3 và quý 1/2010 với kết quả tương đối khả quan.

Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 3 ước đạt 59,7 nghìn tỷ đồng, tăng 17,8% so với tháng 2 và tăng 14% so cùng kỳ. Tính chung 3 tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 173,5 nghìn tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ và cao hơn kế hoạch cả năm (12%).

Cơ quan lập báo cáo cũng cho biết, đóng góp vào kết quả kể trên, khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng ngày càng cao và có tốc độ tăng cao, trong khi khu vực kinh tế nhà nước có tốc độ tăng thấp hơn mức kế hoạch toàn ngành.

Đầu tầu là công nghiệp chế biến

Chiếm tỷ trọng khoảng 60%, trong 3 tháng đầu năm, công nghiệp chế biến tăng 14,1% so với cùng kỳ. Đây chính là động lực để duy trì tăng trưởng sản xuất công nghiệp ở mức cao hơn nhiều so với năm 2009.

Bởi vì, ngành công nghiệp khai thác chiếm tỷ trọng khoảng 30% giá trị sản xuất công nghiệp nhưng chỉ tăng rất thấp, khoảng 1% so với cùng kỳ năm 2009. Tuy có tốc độ cao hơn, công nghiệp điện, gas, nước tăng tới 19,3% trong cùng so sánh, nhưng chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 10%.

Cũng theo báo cáo của Vụ Kinh tế công nghiệp, giá trị sản xuất ngành xây dựng (theo giá thực tế) quý 1/2010 đạt gần 99,5 nghìn tỷ đồng tăng 17,4% so cùng kỳ.

Đóng góp vào mức tăng trưởng khá của nghành công nghiệp trong quý đầu năm 2010, nhiều sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp có mức tăng trưởng cao hơn mức kế hoạch ngành (12%). Đó là điện sản xuất tăng 19,9%, khí đốt thiên nhiên dạng khí tăng 24,3%, khí hoá lỏng tăng 66,7% (do có thêm sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất).

Các sản phẩm tăng trưởng thấp hơn kế hoạch ngành gồm có than đá tăng 10,9%; thép tròn các loại tăng 11,6%; phân hoá học tăng 9%; thủy hải sản chế biến tăng 4,1%; sữa bột tăng 11,6%, quần áo mặc thường cho người lớn tăng 7,4%, máy giặt tăng 8,8%, tivi các loại tăng 4,3%, điều hoà nhiệt độ tăng 2,3%.

Một số sản phẩm giảm so cùng kỳ gồm có dầu mỏ thô khai thác giảm 14,5%; đường kính giảm 4,9%.

Tăng giá nhiều mặt hàng

Báo cáo của Vụ Kinh tế công nghiệp cũng lưu ý, trong tháng 3, giá bán một số mặt hàng công nghiệp như than, điện, xi măng đã có sự điều chỉnh.

Cụ thể, giá bán xi măng trong tháng 3 năm 2010 tăng khoảng 0,9-1,1 triệu đồng/tấn ở miền Bắc, và 1,1-1,4 triệu đồng/tấn ở miền Nam. Vụ này cho rằng, cùng với việc tăng giá điện, than, xăng dầu, bao bì, dự kiến trong thời gian tới giá xi măng trên thị trường sẽ tiếp tục tăng.

Giá thép bán lẻ trên thị trường hiện giữ mức 13,1 - 13,2 triệu đồng/tấn, tăng ít nhất 800 đồng/tấn. Hiện nay trên thị trường, thép phế liệu tăng từ 330 USD/tấn lên 355 USD/tấn, vì vậy giá thép thành phẩm sẽ tăng thêm ít nhất 10% vào tháng tới, cũng cơ quan này dự báo.

Đối với giá xăng dầu, theo công bố mới nhất từ Petrolimex , giá xăng A92 hiện hành đang thấp hơn giá cơ sở 935 đồng/lít, dầu diezel 0,05S là 733 đồng/lít; dầu hỏa 726 đồng/lít; mazút 3,5S là 350 đồng/lít (thời điểm chốt số liệu tại ngày 19/3). Giá xăng hiện ở mức 17-17,5 nghìn đồng/lít; giá điện tăng 6,8% so với năm 2009 đạt bình quân  1.058 đồng/kWh.

Cũng trong tháng 3, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã công bố tăng giá bán than cho các nhà máy điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Giá bán than cám 4b (chưa bao gồm VAT) cho sản xuất điện giao tại các kho, bến, cảng của TKV hiện tại là 648.000 đồng/tấn, tăng 47%; than cám 5 là 520.000 đồng/tấn, tăng 28%. Các loại than trước đây chưa có nhu cầu sử dụng là than cám 6a nay có giá là 450.000 đồng/tấn và than cám 6b là 395.000 đồng/tấn.

“Việc tăng giá nhiều mặt hàng công nghiệp trong thời gian vừa qua sẽ ảnh hưởng đến giá cả các mặt hàng tiêu dùng trong quý 2”, báo cáo của Vụ Kinh tế công nghiệp kết luận.

* Điện sản xuất quý 1/2010 đạt 20,7 tỷ Kwh, tăng 19,9% so cùng kỳ; dầu thô khai thác đạt 3,58 triệu tấn, giảm 14,5% do giới hạn kỹ thuật của các mỏ (một số mỏ mới đưa vào khai thác chưa phát huy được công suất); khí đốt thiên nhiên dạng khí khai thác đạt 2,27 tỷ m3, tăng 24,3%; than khai thác đạt 10,7 triệu tấn tăng, 10,9%; thép tròn các loại đạt 1,06 triệu tấn, tăng 11,6%; xi măng đạt 12,1 triệu tấn, tăng 18,2%; lắp ráp ôtô quý I đạt 18,6 nghìn xe tăng 31,2% so cùng kỳ; xe máy đạt 882 nghìn xe tăng 40,4%...

(Theo Vneconomy)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Giá trị sản xuất công nghiệp Quý I/2010 tăng 13,6%
  • Cay đắng mía đường
  • Công nghiệp đóng tàu Hai bộ mặt, hai cách nhìn
  • Công nghiệp đóng tàu: Hai bộ mặt, hai cách nhìn
  • Dự trữ bông thế giới vụ 2009/10 sẽ giảm 20%
  • Sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh
  • Ấn Độ đang nổi lên thành nước xuất khẩu bông lớn
  • Dự án bao bì hút nhà đầu tư
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container