Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cà phê được giá, có lợi cho người trồng

Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam Đỗ Văn Nam, dự kiến giá cà phê trong thời điểm tới tiếp tục tăng, có lợi cho người trồng cà phê.

Ảnh minh họa

Thời điểm trước Tết, giá cà phê đã tăng mạnh theo đà của thị trường London và đạt từ 38,8 – 38,9 triệu đồng/tấn.

Sau Tết Tân Mão, giá cà phê liên tục tăng, vượt ngưỡng 41.000 đồng/kg. Đây là mức cao nhất trong vòng 4 năm qua.

Trao đổi với phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ, ông Đỗ Văn Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam đồng thời là Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cà phê Việt Nam cho biết, lượng cà phê nhân hiện nay là cà phê thu hoạch vụ tháng 11, 12 năm ngoái.

Tại thời điểm đó, giá cà phê mới chỉ ở mức từ 22.000 – 23.000đ/kg. Trung tuần tháng 1/2011, giá cà phê ở mức 39.100 đồng/kg, đầu tháng 2/2011, mức giá được nâng lên 41.000 đồng/kg. Hôm qua (14/2), giá cà phê đứng ở mức 41.200 – 41.300 đồng/kg.

Cho đến thời điểm hôm nay (15/2), ông Đỗ Văn Nam cho biết, giá cà phê nhân xô đã đạt mức 42.000đ/kg. Với mức giá này, người nông dân tiếp tục có lãi. Đồng thời, dự kiến, giá cà phê sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Nguyên nhân chính đẩy giá cà phê lên cao, theo ông Đỗ Văn Nam là do tỷ giá ngoại tệ trên thị trường liên tục tăng trong thời gian qua.

Mặt khác, các hoạt động mua bán cà phê tạm ngừng trong thời gian nghỉ Tết, do đó nguồn cung cà phê trên thị trường thế giới bị hụt, đẩy giá trong nước tăng mạnh sau Tết.

Ông Đỗ Văn Nam cho biết thêm, chính vì giá cà phê liên tục tăng từ trước Tết đến nay nên người dân có tâm lý chờ giá cao hơn nữa mới bán. Vì vậy doanh nghiệp gặp khó khăn khi thu mua cà phê trong dân, chỉ thu mua được ở mức cầm chừng.

Mặt khác lượng cà phê còn tồn trữ trong dân không nhiều do đa số đã bán hết vào thời điểm cuối năm 2010 với mức giá trên dưới 30.000đ/kg nên doanh nghiệp rất khó thu mua với số lượng lớn.

Ông Nam cho rằng khi thấy giá ở mức hợp lý và người dân thực sự có nhu cầu thì nên bán, không để găm hàng quá lâu vì giá cà phê có thể thay đổi. 

Theo ông Nam, hiện nay doanh nghiệp đang thiếu vốn để thu mua cà phê. Do trước Tết đã vay của ngân hàng nên thời điểm này đang quay vòng vốn để trả, việc mua gom cà phê đáp ứng các hợp đồng đã ký gặp khó khăn. Do đó, cần có cơ chế hỗ trợ về vốn và lãi suất để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thu mua xuất khẩu cà phê, từ đó doanh nghiệp có thể tính toán để nâng thêm 1,2 giá nữa thuận cho việc mua cà phê.

(Theo Kiều Liên // Tin Chính phủ)

  • Chấn chỉnh việc thu mua nguyên liệu
  • Cà phê Việt Nam “nhất thế giới”
  • Ngành điều nơm nớp lo thua lỗ
  • Sản lượng cà phê Việt Nam có thể rớt xuống đáy 8 năm
  • Người trồng cà phê găm hàng trước Tết
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container