Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Niên vụ càphê 2010 - 2011: Được giá vẫn thua thiệt

Ngay sau Tết Tân Mão, giá càphê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên đã vượt mốc 40.000 đồng/kg, cao hơn so với đầu vụ gần 10.000 đồng/kg và là mức cao nhất trong vòng 4 năm qua. Dù không đến nỗi thua lỗ, nhưng có một nghịch lý là giá càphê càng tăng về cuối vụ thì người trồng càphê càng thua thiệt, trong khi các doanh nghiệp (DN) kinh doanh càphê Việt Nam cũng không được lợi hơn.

Giá cao, thiệt nặng


Niên vụ 2009 - 2010, giá càphê nằm khá lâu ở mức 23.000 - 25.000 đồng/kg, đến tháng 8.2010 mới lên được 30.000 đồng/kg. Những nông dân và DN tạm trữ được càphê đến thời điểm giáp hạt dĩ nhiên có lãi, nhưng nếu bán sớm hơn thì thiệt hại cũng không lớn. Còn năm nay, mới đầu vụ giá càphê đã lên 29.000 đồng/kg, nông dân vui mừng khấp khởi, bán ra ồ ạt ngay sau khi thu hoạch. Nhưng chỉ một tháng sau, giá càphê bất ngờ lên 38.000 đồng/kg, sau Tết Tân Mão lại vượt mốc 40.000 đồng/kg, nhưng phần lớn nông dân đều không còn càphê.

Ngày 9.2, hàng chục nông dân tập trung tại đại lý kinh doanh càphê, vật tư nông nghiệp Thy Cúc - xã Cư Suê, huyện Cư M’gar. Bà Võ Thị Cúc - chủ đại lý - cho hay: “Họ đến ứng phân bón cho vụ mới, còn càphê thì bán hết từ trước tết rồi. Ai may mắn thì bán được 38.000 đồng/kg, kém hơn thì chỉ 29.000 - 30.000 đồng/kg”. Ông Lê Minh Cảnh - một nông dân ở Cư Suê - xuýt xoa: “Đầu vụ tôi bán hết 10 tấn càphê, cuối vụ giá lên 40.000 đồng/kg, tính ra mất hơn 100 triệu đồng”. Ngoài vốn đầu tư, nông dân thường vay luôn các khoản chi phí sinh hoạt, lễ tết cho cả năm. Nếu có 1 - 2ha càphê thì chỉ vay được vài chục triệu đồng, trong khi riêng càphê đã “ăn” hết 60 triệu đồng/ha nên phần lớn phải mua chịu vật tư của đại lý.

Những người này phải bán càphê ngay sau khi thu hoạch để trả nợ, bất kể lúc đó giá cao hay thấp”. Ông Phùng Bá Vân - GĐ Cty TNHH Nam Nguyệt, huyện Cư Kuin - cũng cho biết: “Sau tết, Cty thu mua được rất ít do người cần bán đã bán hết, người giữ lại thì sẽ giữ luôn đến giữa năm hoặc giáp hạt để chờ giá cao hơn. Người giữ lại là người có tiền, nhưng số này không nhiều”.  

DN cũng chẳng lợi hơn

Vào thời điểm giá càphê vượt mốc 40.000 đồng/kg, bà Nguyễn Thị Liên - xã Hòa Thắng, TP.Buôn Ma Thuột - mở kho xuất hàng trăm tấn càphê cho một DN lớn. Tưởng bà Liên lãi lớn, hóa ra không phải vậy. “Đầu vụ tôi mua vào khoảng 30 - 40 tấn/ngày, phải cắt giá với các công ty lớn để có tiền trả ngay cho nông dân. Lúc đó cắt giá 34.000 đồng/kg, bây giờ mới giao hàng”. Ông Lê Đức Thống - TGĐ Cty TNHH MTV xuất nhập khẩu càphê 2/9 - phân tích: “Đối với các DN xuất khẩu càphê Việt Nam, giá tăng chưa hẳn là tin tốt. Nếu lượng vốn vay được không tăng, lãi suất vẫn ở mức 17 - 18%/năm thì càng thêm bất lợi.

Trong khi các DN nước ngoài đã vào mua trực tiếp của nông dân, lãi vay của họ chỉ 4 - 5% nên họ sẵn sàng đẩy giá lên để tranh nguồn hàng”. Các DN nhỏ thì còn khó hơn gấp bội. Ông Phùng Bá Vân không giấu giếm: “99% DN nhỏ và hộ kinh doanh càphê giàu lên nhờ tạm trữ hàng chờ giá, nhưng lãi suất ngân hàng quá cao nên chẳng ai dám vay để trữ, phương thức mua đâu bán đó chẳng qua chỉ lấy công làm lời”.  

Giá càphê tăng gần 10.000 đồng/kg chỉ trong vòng 2 tháng mà nông dân không được lợi, các DN cũng không được lợi. Với khoảng 50% sản lượng càphê đã xuất khẩu theo ước tính của Hiệp hội Càphê, ca cao Việt Nam (Vicofa), khoản chênh lệch khổng lồ trên hạt càphê Việt Nam chảy vào túi ai là điều không khó biết.

(Báo Lao Động)

  • Chấn chỉnh việc thu mua nguyên liệu
  • Cà phê Việt Nam “nhất thế giới”
  • Ngành điều nơm nớp lo thua lỗ
  • Sản lượng cà phê Việt Nam có thể rớt xuống đáy 8 năm
  • Người trồng cà phê găm hàng trước Tết
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container