Giá cà phê của Việt Nam đang tăng cùng xu hướng của thị trường thế giới, điều này có thể khiến các khách hàng tìm đến Indonesia - nơi chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch.
Giá cà phê robusta nhân thu mua tại thị trường nội địa đã lên mức 24.800 – 25.000 đồng/kg trong ngày 11/5, so với 24.000 – 24.200 đồng/kg của tuần trước, sau khi giá cà phê robusta giao tháng 7 tại Luân Đôn tăng 14 USD lên 1.385 USD/tấn trong ngày giao dịch 10/5, chủ yếu do USD giảm.
Giá cà phê robusta loại 2, 5% đen vỡ xuất khẩu cũng tăng lên 1.385 USD/tấn, bằng mức của kỳ hạn tháng 7 trên thị trường Luân Đôn. Cách đây một tuần, giá cà phê xuất khẩu nước ta đứng ở mức trừ lùi 10 – 30 USD/tấn so với giá kỳ hạn tháng 7 tại Luân Đôn.
Một thương nhân của một công ty nước ngoài kinh doanh cà phê tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết “Indonesia đã bắt đầu bán ra, với việc tăng giá ở đây, khách hàng có thể chọn mua hàng ở Indonesia”.
Vụ thu hoạch cà phê chính ở Indonesia, cụ thể là nam Sumatra, thường bắt đầu vào tháng 3, nhưng trong năm nay phải trì hoãn đến tận cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6 do mưa liên tục trong thời gian qua làm chậm quá trình chín trái của cây.
“Thị trường xuất khẩu khá thưa thớt và những người nông dân cho biết họ có thể bán hàng cho các công ty có nhu cầu mua dự trữ”.
Hồi tháng 4, chính phủ Việt Nam đã quyết định cho các công ty xuất khẩu mua tạm trữ 200.000 tấn cà phê trong giai đoạn 3 tháng tính đến ngày 15/7 và giữ trong kho đến 15/10 để đẩy giá lên.
Các thương nhân cho biết, các kho dự trữ ở Tây Nguyên hiện đang khá đầy, chủ yếu là loại chất lượng tốt.
Người trồng cà phê nơi đây đang mất niềm tin ở các chủ kinh doanh cà phê địa phương sau vài lần tuyên bố vỡ nợ, chủ yếu do giá biến động liên tục trên thị trường Luân Đôn trong vài tháng gần đây. Và đây cũng là nguyên nhân khiến giao dịch cà phê ở thị trường nội địa diễn ra chậm và khá trầm lắng.
(Vinanet)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com