Những ngày qua, rải rác ở một số nơi trên địa bàn Tây Nguyên đã bắt đầu xuất hiện những trận mưa rào, nhưng lượng mưa hiếm hoi này chẳng thấm vào đâu so với nhu cầu của người nông dân đang vào thời kỳ cao điểm chống hạn, nhất là đối với vườn cây cà phê. Nguy cơ thiếu nước tưới đã hiện rõ ngay từ đầu vụ ; những cảnh báo về nguy cơ sụt giảm nguồn nước ngầm cũng đã được cơ quan chuyên môn cũng lên tiếng... Tuy nhiên, thực tế thói quen canh tác kiểu “mạnh ai nấy làm”, người dân nơi đây đang vô tình “vắt kiệt” nguồn tài nguyên nước ở Tây Nguyên. .
Đã gần một tuần qua nhưng anh Phạm Văn Linh ở xã Ea Knuêk (Krông Pak, Đác Lắc) vẫn chưa thể tưới đủ nước cho vườn cà phê hơn 1 ha của mình bởi giếng luôn trong tình trạng “đứt” mạch. Máy chỉ cần bơm chừng hơn một tiếng đồng hồ là phải nghỉ đợi nước mạch vài giờ. Anh Linh than thở: Năm nay nguồn nước không được dồi dào như năm ngoái. Mới chỉ tưới cà đợt 2 mà đã thiếu nước thế này, không biết sắp tới sẽ thế nào đây”... Cũng tình cảnh tương tự như anh Linh, ông Nguyễn Văn Chương ở cùng xã Ea Knuêk so sánh : Mọi năm người dân chúng tôi tưới xong đợt một, đợt hai nhưng nước giếng, nước hồ cũng còn đáng kể. Năm nay mới chỉ đến thời điểm này mà nước đã rút đến gần cả mét thì sắp đến hạn là cái chắc.
Không chỉ anh Linh, ông Chương mà hầu như những người trồng cà phê ở Đác Lắc ai cũng đang có chung cùng một nỗi lo mang tên “hạn” cho 180 ngàn ha cà phê đang “khát” nước. Đặc biệt là ở các vùng trọng điểm cà phê của tỉnh như Krông Buk, Ea H’Leo, Krông Pak, Cư M’gar... Theo số liệu từ Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Đác Lắc, tổng lượng mưa năm 2008 toàn tỉnh đạt hơn 2.200 mm, cao hơn khoảng 15% so với mức trung bình nhiều năm. Tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều, ở những vùng trọng điểm cà phê thì lượng mưa lại giảm sút, chỉ đạt 1.600 đến 1.900 mm, thấp hơn trung bình các năm từ 15 - 30%.
Lượng mưa giảm, nước ít là điều đương nhiên. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu khiến cho lượng nước ngầm sụt giảm nghiêm trọng chính là sự “biến mất” nhanh chóng của những cánh rừng phòng hộ! Rừng “chết”, lớp thảm phủ mặt đệm mất đi nên khi mưa xuống, nước sẽ nhanh chóng đổ dồn về sông suối, thung lũng khiến cho lũ lên nhanh nhưng lại nhanh chóng cạn kiệt vào mùa khô. Và hệ luỵ là lượng nước cung cấp cho mạch nước ngầm hạn chế, tầng nước ngầm sụt giảm là lẽ đương nhiên.
Những con số thống kê mới đây của Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai tỉnh cho thấy những thiệt hại không nhỏ do hạn hán gây nên: Trong 12 năm (1996-2008), thiệt hại do khô hạn ở Đác Lắc lên đến 8.058 tỉ đồng. Gần như năm nào ở đây cũng xảy ra hạn làm mất trắng hàng chục ngàn ha cà phê, lúa, hoa màu... Điển hình như đợt hạn năm 2003 đã làm khô hạn 6.248 ha lúa và hơn 40.400 ha cà phê; năm 2005 khô hạn 9.160 ha lúa, 99.300 ha cà phê...
Trong khi nguồn tài nguyên nước đang suy kiệt đến mức báo động thì người nông dân lại tỏ ra “hồn nhiên” khai thác và lãng phí nước trong việc tưới cho vườn cây cà phê. Ngành nông nghiệp tỉnh cho biết, hiện tại, hầu hết người dân trồng cà phê vẫn đang áp dụng kiểu tưới tràn với lượng nước khoảng 800m3/1 ha /1 lần tưới - một cách tưới không hợp lý. Trong khi đó, theo như ông Nguyễn Văn Sinh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đác Lắc thì người dân không cần tưới đến lượng nước như vậy mà vẫn bảo đảm độ ẩm cho cây cà phê phát triển. Qua khảo sát nghiên cứu của ngành nông nghiệp, bình thường nông dân tưới khoảng 650 lít nước cho một gốc trên một lần tưới, nhưng thực tế chỉ cần tưới khoảng 450 lít là đủ, nghĩa là mỗi gốc cà phê sẽ tiết kiệm được 200 lít. Thử nghiệm của ngành nông nghiệp cho thấy, sau 25 ngày, giữa tưới 450 lít và 650 lít thì độ ẩm của tầng đất 30cm là không thay đổi. Như vậy, mỗi ha cà phê có hơn 1000 gốc thì sẽ tiết kiệm được hàng trăm m3 nước trên một lần tưới. Còn nếu cứ tưới theo cách của người dân hiện tại thì tổng lượng nước bị lãng phí trong một mùa tưới có thể lên đến hàng trăm triệu m3 nước.
Cũng theo ông Sinh, một giải pháp khả thi nữa trong việc tiết kiệm nguồn nước là tập trung củng cố lại hệ thống đai rừng và cây che bóng cho vườn cây cà phê. Ngành nông nghiệp đã chứng minh được từ thực tế của giải pháp tiết kiệm nước này. Bởi hiện tại toàn tỉnh có khoảng 80% diện tích cà phê trồng thuần, không có cây che nắng và chắn gió. Theo những người trồng cà phê lâu năm cho biết thì vào những năm mùa khô khắc nghiệt, người dân phải tưới đến 5 đợt, nhiều hơn 2 đợt so với cà phê có hệ thống cây che nắng và đai rừng chắn gió. Điều đó có nghĩa là diện tích này cần nước nhiều hơn 40%. Và thực tế, để có thêm 40% nước này, người nông dân đã phải bỏ ra hàng tỷ đồng để khoan, đào giếng nước. Điều này lại góp phần khiến nước mạch ngầm ngày càng hạ thấp. Hậu quả là người trồng cà phê càng chống hạn thì nguy cơ hạn càng tăng dần...
Theo tính toán, nếu hoàn thiện được hệ thống đai rừng, trồng cây chắn gió và cây che bóng để giảm được 2 lần tưới trong một niên vụ cà phê thì toàn tỉnh Đác Lắc sẽ tiết kiệm được khoảng 200 triệu m3 nước mỗi năm. Cộng thêm tưới nước tiết kiệm hợp lý sẽ giảm thêm được khoảng 100 triệu m3 nước nữa. Đồng thời còn tiết kiệm được hàng trăm tỉ đồng chi phí vật tư, công lao động qua việc giảm số lần tưới và lượng nước tưới...
Ngoài ra, lợi ích của việc trồng cây che bóng còn có thể giúp người nông dân xen canh các loại cây ăn quả, đem lại hiệu quả kinh tế không nhỏ. Cụ thể, hiệu quả kinh tế từ việc trồng xen xây sầu riêng trong vườn cà phê ở Công ty cà phê Thắng Lợi là một thí dụ điển hình. Nếu mô hình này được áp dụng cho diện tích 180 nghìn ha cà phê của tỉnh thì lợi ích tăng thêm hàng năm có thể lên tới nhiều tỷ đồng.
Hiệu quả trước mắt cũng như lâu dài từ việc tưới nước tiết kiệm, trồng cây chắn gió, cây che bóng cho vườn cà phê là như vậy. Tuy nhiên, làm thế nào để thay đổi được nhận thức của người nông dân, hướng đến lợi ích chung nhất của sự phát triển bền vững thì vẫn cần đến những giải pháp quyết liệt đồng bộ của các nhà quản lý.
Ông Nguyễn Đình Bích, chuyên gia thương mại của Viện Nghiên cứu thương mại, Bộ Công Thương, nói thông tư mới của bộ này có điều khoản quy định các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) được cấp phép quyền xuất khẩu chỉ được trực tiếp mua hàng hóa của thương nhân Việt Nam là nhằm chấn chỉnh lại hệ thống thu mua trong nước theo hướng lành mạnh hơn.
Hầu hết những người nông dân trồng cà phê ở Việt Nam chưa bao giờ nghe tới cà phê “skinny latte”, nhưng có thể nói vanh vách về giá cà phê nhân, thứ đã đi vào giấc ngủ của họ.
Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) vừa tổ chức Hội nghị triển khai công tác sản xuất- kinh doanh điều quý 2/2013. Tại Hội nghị, ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Vinacas khuyến cáo về những rủi ro có thể gặp trong thời gian tới.
Giới quan sát quốc tế dự báo, sản lượng cà phê của Việt Nam, nước sản xuất cà phê robusta lớn nhất thế giới, có thể giảm xuống mức thấp nhất 8 năm trong niên vụ này.
Nhiều hộ trồng cà phê tại khu vực Tây Nguyên đang hạn chế bán hàng ra trước Tết Nguyên đán với hy vọng giá cà phê sẽ tăng sau Tết. Sản lượng cà phê niên vụ này của Việt Nam có thể không cao như niên vụ trước.
Trong 6 tháng đầu niên vụ 2008/2009(tháng 10 đến tháng 3),Cốt Đivoa đã xuất khẩu được 30.517 tấn cà phê robusta, giảm 49%, tương đương với 29.021 tấn so với mức 59.538 tấn đã giao trong mùa trước đó.
Trong tháng 3/2009, giá cà phê Colombia Milds đạt mức cao nhất kể từ 11 tháng lại đây trong khi giá của 3 nhóm khác lại giảm như Brazil Natural giảm 4,5% và Robusta giảm 4,9%. Theo thông báo của ICO, giá trung bình tháng giảm từ 107,60 US cents/lb trong tháng 2 xuống còn 105,87 US cents/lb, giảm 1,6%. Giá các loại cà phê Milds khác tương đối ổn định, mặc dù giảm 0,7%.
Một quan chức của ngành cà phê Ấn Độ cho biết sản lượng cà phê của nước này trong niên vụ bắt đầu từ 01/10/2008 chắc chắn sẽ tăng 5% do thời tiết thuận lợi tại một số vùng trồng cà phê lớn.
Tổ chức phát triển cà phê Uganda cho biết xuất khẩu cà phê của nước này dự kiến giảm 24,1% trong tháng 4/2009 còn 180.000 bao (60 kg) so với mức 237.226 bao cùng kỳ này năm ngoái.
Giám đốc điều hành của Tổ chức cà phê thế giới ( ICO) đã cắt giảm mức dự báo của họ về sản lượng cà phê thế giới trong niên vụ 2008/2009 còn 127 triệu bao(60 kg) so với mức dự kiến trước đây là 127,8 triệu bao.
Cơ quan phát triển cà phê Uganda cho biết kim ngạch xuất khẩu cà phê của nước này đã giảm 34% còn 23,9 triệu USD trong tháng 3/2009 so với mức 36,3 triệu USD cùng kỳ năm ngoái do khối lượng xuất khẩu cà phê robusta giảm.
Người đứng đầu phụ trách về marketing và sản xuất của nhóm nông dân trồng cà phê quốc gia Uganda,Ông Đavi Muwonge, cho biết năm nay, mưa đến muộn trong các vùng cà phê chính miền trung và đông của Uganda có thể làm chậm lại vụ thu hoạch 2009/2010 ( tháng 10 đến tháng 9).
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 7 ước đạt 9.000 tấn, với giá trị đạt 74 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 7 tháng đầu năm 2014 lên 119.000 tấn với giá trị 862 triệu USD, tăng gần 29% về khối lượng và tăng 42% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Là "công xưởng của thế giới" lâu nay song chi phí đắt lên, cộng với những rủi ro nội tại, Trung Quốc mất dần sự hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư quốc tế.
Từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp ngành dệt may, sản xuất xơ, sợi nước ngoài (doanh nghiệp FDI) tìm đến xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam với quy mô vốn đầu tư lớn.
EVN lý giải nguyên nhân vẫn phải mua điện từ phía Trung Quốc sau những ý kiến trái chiều của các chuyên gia và dư luận. Để đảm bảo cung cấp điện ổn định và đảm bảo chất lượng điện năng cho các tỉnh Tây Bắc, EVN vẫn phải duy trì mua điện Trung Quốc với một sản lượng tối thiểu.
Nhu cầu sản phẩm công nghiệp có xu hướng tăng trở lại trong khi tồn kho vẫn tiếp tục ở mức cao, giá trị gia tăng thấp là những gam màu chính trong bức tranh sản xuất công nghiệp nửa đầu năm 2014.
Với những người chủ ý mua xe ga cao cấp thì yếu tố đem ra so sánh giữa những sản phẩm của các hãng khác nhau không phải là giá cả, mà là thỏa mãn nhu cầu.
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 39/2013/QĐ-TTg ngày 27/6/2013 về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 2 Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, thành phố Hải Phòng ban hành kèm theo Quyết định số 69/2011/QĐ-TTg ngày 13/12/2011.
“Thông minh như thế mà tại sao làm những chuyện như thế, nói thực là tôi không hiểu”, Phó chủ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) Nguyễn Hữu Dũng nói tại cuộc gặp gỡ báo chí sáng 5/7.
Mặc dù ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm cho sức mua tại hầu hết các thị trường lớn của ngành dệt may như Mỹ, EU, Nhật... sụt giảm nghiêm trọng, nhưng ngành dệt may VN đã nỗ lực cạnh tranh với các nước XK để giành lấy phần thị trường đang bị co hẹp, đồng thời đẩy mạnh việc chiếm lĩnh thị trường nội địa. Ông Lê Quốc Ân - Chủ tịch Hiệp hội Dệt May VN đã có cuộc trao đổi với báo giới xung quanh nội dung này.
"Năm 2010, chúng tôi sẽ cố gắng phấn đấu tăng trưởng giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ từ 8-10% so với năm nay. Hiệp hội sẽ đăng ký với Bộ Công Thương kim ngạch khoảng 3 tỷ USD", Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, ông Nguyễn Tôn Quyền, nói với VnEconomy ngày hôm qua.
Chiến lược phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) phải đạt 1,5 tỷ USD là có khả năng thực hiện được. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế để đạt được chỉ tiêu này, nhất là trong bối cảnh khó khăn như hiện nay thì thời gian tới cần có sự liên kết giữa các cơ quan quản lý nhằm kết hợp hài hòa và tối ưu hóa các nguồn lực cho phát triển ngành hàng này. Trong đó, các DN rất cần sự hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ thông qua các chương trình bảo tồn làng nghề, khuyến công và xây dựng hạ tầng cơ sở.
Xác định rõ tầm quan trọng của ngành công nghiệp ô tô trong quá trình phát triển của đất nước, từ những năm đầu của thập niên 90, Việt Nam đã đưa ra nhiều khuyến khích nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào ngành công nghiệp này. Ngày 5/10/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 177/2004/QĐ-TTg “Về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020”. Tuy nhiên, sau gần 5 năm triển khai thực hiện, nhiều chỉ tiêu của quy hoạch đã không thực hiện được hoặc hầu như chắc chắn không thực hiện được, nhất là những chỉ tiêu đến năm 2010. Những chỉ tiêu đến năm 2020 cũng rất khó có thể thực hiện được. Để làm rõ vấn đề này cần phải tính các nguyên nhân, thực trạng phát triển và đưa ra các giải pháp để bảo đảm thực hiện được các mục tiêu phát triển của ngành ô tô ở Việt Nam.
Trong 3 tháng qua, giá nhiều loại vật liệu xây dựng (VLXD) đã tăng liên tục. Giới kinh doanh dự báo, khả năng giá nhiều loại VLXD còn tăng. Thông tin này đã làm cho nhiều người có kế hoạch xây dựng nhà phải tính toán lại...
Việc chọn Việt Nam làm cứ điểm sản xuất để xuất khẩu ra toàn thế giới của các tập đoàn như Samsung, Canon, Intel... là tín hiệu cho thấy cơ hội để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam đã đến.
Cách tạo dựng công nghiệp ô tô dựa quá nặng vào các nhà đầu tư nước ngoài đã khiến ngành ô tô của VN phát triển khá ì ạch, tạo ra những khó khăn cho các doanh nghiệp VN khi tham gia lĩnh vực này. Tinkinhte xin đăng lại bài viết của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan trên SGGP về vấn đề này.
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng tới nền kinh tế cả nước nói chung và thu hút đầu tư vào các khu kinh tế (KKT) miền trung nói riêng. Nhiều nhà đầu tư đã xin giãn tiến độ triển khai dự án. Các KKT miền trung cần điều chỉnh, lựa chọn những dự án và giải pháp hợp lý để thu hút đầu tư, phát triển mô hình KKT một cách có hiệu quả.
Được đánh giá là một ngành hàng mà Việt Nam có nhiều thế mạnh, nhưng ngành gốm sứ Việt Nam đang có sự phân cực rất rõ. Những đơn vị sản xuất công nghiệp - đa phần là gốm sứ xây dựng - đã và đang phát triển mạnh mẽ, trong khi dòng gốm thủ công mỹ nghệ đang gặp khó khăn rất lớn.
Tăng trưởng của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) là 38,3%; của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) là 28,3% và của toàn ngành nói chung là 11,8% trong năm 2008 đã cho thấy sức hấp dẫn của những ngành hàng này, đặc biệt khi mà nhiều ngành hàng khác đang phải vật lộn để có đơn hàng.
Theo ASX Alphaliner, đội tàu của 100 hãng tàu vận tải hàng đầu trên thế giới hiện gồm khoảng 6,000 tàu đang hoạt động, trong đó có khoảng 5,000 tàu là các tàu container.