Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngành điều ngồi chơi 3 tháng

Hiện các hợp đồng mua điều thô nguyên liệu của các doanh nghiệp chế biến điều xuất khẩu đến tháng 10 là hết hàng, vì thế, trong 3 tháng tới có khả năng nhiều doanh nghiệp chế biến điều sẽ "ngồi chơi xơi nước" vì thiếu nguyên liệu.

Đây là thông tin được đưa ra tại hội nghị sơ kết 8 tháng đầu năm 2011, bàn biện pháp đẩy mạnh chế biến, xuất khẩu 4 tháng cuối năm vừa được Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) tổ chức tại TPHCM ngày 12-9.

Theo ông Nguyễn Thái Học, Chủ tịch Vinacas, đa phần những lô hàng điều nguyên liệu cuối cùng được giao cho doanh nghiệp Việt Nam trong tháng 9, tháng 10, trong khi vụ điều mới của Việt Nam phải sau Tết Nguyên đán mới có nên có ít nhất 3 tháng ngành điều sẽ không có nguyên liệu để chế biến.

Số liệu thống kê của Vinacas cho thấy, hiện cả nước hơn 200 doanh nghiệp chế biến điều với năng lực sử dụng cho chế biến vào khoảng 800.000 tấn điều thô/năm, trong khi, lượng điều chế biến trong năm nay chỉ ở mức 600.000 tấn, thiếu tới 200.000 tấn.

Ông Nguyễn Đức Thanh, Phó chủ tịch thường trực Vinacas cho biết, dự tính cả năm nay Việt Nam nhập khẩu 300.000 tấn điều thô, giảm 150.000 tấn so với kế hoạch đề ra từ đầu năm. Tuy nhiên, đó là tính hiệu đáng mừng vì nguồn cung giảm sẽ đẩy giá điều nhân tăng lên. Cụ thể, trong 8 tháng đầu năm, xuất khẩu điều nhân của Việt Nam gần 108.000 tấn, thu về gần 858 triệu đô la Mỹ, giảm 13 % về lượng nhưng lại tăng 25% giá trị so với cùng kỳ năm 2010.

Hiện giá điều nhân xuất khẩu trung bình của Việt Nam vào khoảng 10 đô la Mỹ/kg (loại W320) nhưng những tháng tới giá điều nhân nhiều khả năng sẽ ở mức 12 đô la Mỹ/tấn do nhu cầu tiêu thụ tăng.

Theo Vinacas, trong 4 tuần qua, giá điều nhân của Việt Nam liên tục giảm vì số lượng bán ra gấp 2 lần so với những tháng trước đó (khoảng 20.000 tấn) với lý do là thời điểm doanh nghiệp trả nợ vay ngân hàng nên bắt buộc bán với số lượng lớn.

“Hiện Vinacas đã có công văn gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kiến nghị được kéo dài thời gian trả nợ vay để doanh nghiệp không phải bán điều nhân với giá thấp hơn 10 đô la Mỹ/tấn vào thời điểm này vì những tháng cuối năm giá điều sẽ tăng, như vậy, ngành điều mất đi một lượng ngoại tệ không cần thiết”, ông Học nói.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Chấn chỉnh việc thu mua nguyên liệu
  • Cà phê Việt Nam “nhất thế giới”
  • Ngành điều nơm nớp lo thua lỗ
  • Sản lượng cà phê Việt Nam có thể rớt xuống đáy 8 năm
  • Người trồng cà phê găm hàng trước Tết
  • Điều chỉnh giảm dự báo nhiều loại nông sản xuất khẩu
  • Phát triển càphê: Cải tạo cây giống là cấp thiết
  • Nestle rót 270 triệu USD xây nhà máy càphê ở VN
  • Tuyên Quang chấm dứt tình trạng sản xuất “chè bẩn”
  • Cà phê Việt Nam sắp có quỹ bảo hiểm xuất khẩu
  • Rùng mình chè bẩn
  • Cà phê - kiểu gì cũng kêu
  • Xuất khẩu cà phê dự báo lên tới 1,3 triệu tấn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container