Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu cà phê dự báo lên tới 1,3 triệu tấn

Xuất khẩu cà phê của cả nước năm nay có thể lên tới 1,3 triệu tấn với kim ngạch 3 tỉ đô la Mỹ là dự báo mới nhất của Trung tâm Tin học và thống kê, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố hồi cuối tháng 5. 

Cà phê tăng giá, nông dân tăng đầu tư

Theo ước tính của ICO, sản lượng cà phê của nước ta trong niên vụ 2010/11 đạt khoảng 18,5 triệu bao (bao 60 kg), tức 1,11 triệu tấn, tăng 1,6% so với niên vụ trước. Yếu tố giá tăng cao trong thời gian dài vừa qua sẽ thúc đẩy nông dân đầu tư cho cây trồng nhiều hơn.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm nay nước ta đã xuất khẩu được 698,3 nghìn tấn cà phê, đạt giá trị 1,5 tỉ đô la, tăng 47,5% về lượng và tăng gấp hơn 2 lần về giá trị (+128,9%) so với cùng kỳ năm ngoái. Bỉ và Mỹ là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của nước ta với thị phần lần lượt là 11,1% và 10,8%. Tiếp theo là các thị trường Đức, Ý và Tây Ban Nha.

Còn trong 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cà phê đã vượt 1,8 tỉ đô la, trở thành mặt hàng nông sản đơn lẻ có kim ngạch xuất khẩu cao nhất.

Dự báo xuất khẩu cà phê của năm 2011 sẽ đạt mức hơn 1,3 triệu tấn về lượng và hơn 3 tỷ USD về giá trị, tăng khoảng 1% so với con số dự báo của tháng trước.

Dự báo xuất khẩu cà phê năm 2011

 

Thời

điểm

Khối lượng (tấn) (r=12,5%)

Kim ngạch (USD) (r=14,4%)

Thời

điểm

Khối lượng (tấn) (r=12,5%)

Kim ngạch (USD) (r=14,4%)

Tháng 1*

Tháng 2*

Tháng 3*

Tháng 4*

Tháng 5**

Tháng 6**

145.304

144.275

160.569

126.187

102.311

106.895

282.794.437

303.146.498

365.007.403

302.130.631

246.241.220

254.020.770

Tháng 7** Tháng 8** Tháng 9** Tháng 10** Tháng 11**

Tháng 12**

85.452

69.637

59.909

57.679

81.084

165.463

205.301.807

165.827.217

142.181.022

138.340.294

198.280.499

409.343.215

Cộng

-

-

-

1.304.764

3.012.615.013

Nguồn: Kết quả dự báo của Trung tâm Tin học và Thống kê

Ghi chú: r-sai số dự báo; * Giá trị thực tế; ** Giá trị dự báo

Sự thiếu hụt về vốn và lãi suất vay vốn cao trong thời gian qua đã hạn chế khả năng dự trữ của các doanh nghiệp kinh doanh cà phê trong nước và giảm lượng cà phê tồn kho hiện nay.

Tại thị trường trong nước, trong tháng 5 này giá cà phê biến động giảm vào giai đoạn giữa tháng do đồng đô la tăng giá làm các nhà đầu cơ đẩy mạnh bán ra và các thông tin có lợi cho nguồn cung. Tuy nhiên, đến ngày 26/5 giá cà phê nhân xô tại Dak Lak đã tăng 2.700 đồng/kg so với mức thấp nhất trong tháng của ngày 17/5, lên mức kỷ lục 51.200 đồng/kg do giá cà phê thế giới tăng mạnh.

Giá cà phê xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ (FOB) ngày 26/5 đạt mức 2.555 đô la/tấn, tăng 104 đô la/tấn so với mức giá xuất khẩu hồi đầu tháng. Giá cà phê trong nước chủ yếu tăng theo đà tăng của giá cà phê thế giới.

Dự báo giá cà phê nước ta sẽ tăng tiếp vì nguồn cung thế giới hạn hẹp trong khi dự trữ giảm và nhu cầu tăng cao, có thể đạt mức 55 – 60 triệu đồng/tấn trong năm nay.

Cà phê thế giới

Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO) dự báo sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2010/11 sẽ đạt mức 133 triệu bao, tăng 8,1% so với niên vụ trước.

Trong tổng số 10 quốc gia xuất khẩu cà phê chính – chiếm 86% trong tổng sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ Niên vụ 2010/11, có 8 quốc gia có sản lượng cà phê tăng so với niên vụ trước: Brazil (tăng 21,9% – đạt 48,1 triệu bao), Việt Nam (tăng 1,6% – đạt 18,5 triệu bao), Etiopia (tăng 7,5% – đạt 7,45 triệu bao), Mexico (tăng 4,8 % – đạt 4,4 triệu bao), Guatemala (tăng 4,3% – đạt 4 triệu bao), Honduras (tăng 7,1% – đạt 3,83 triệu bao) và Uganda (tăng 10,8% – đạt 3,1 triệu bao).

Trong khi đó, tại 2 quốc gia xuất khẩu cà phê lớn là Ấn Độ và Indonesia, sản lượng có xu hướng giảm. Sản lượng cà phê niên vụ 2010/11 của Indonesia ước giảm tới 25,3% so với niên vụ trước, chỉ đạt mức 8,5 triệu bao do điều kiện thời tiết ẩm ướt. Tại Ấn Độ, sản lượng ước giảm nhẹ 1,9% so với niên vụ trước, đạt 4,7 triệu bao.

Niên vụ cà phê 2011/12 đã bắt đầu tại một số nước xuất khẩu chính bao gồm Brazil, Ecuador, Papua New Gunia. Tại Brazil, mặc dù niên vụ 2011/12 là niên vụ thuộc chu kỳ cho sản lượng cà phê Arabica thấp, nhưng tổng sản lượng vẫn được kỳ vọng sẽ đạt mức 43 triệu bao. Những tiến bộ trong nông nghiệp có thể là yếu tố làm giảm sự khác biệt về sản lượng giữa các chu kỳ của cây cà phê Arabica tại Brazil.

Xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 3/2011 đạt mức kỷ lục 10,4 triệu bao, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước. Tổng khối lượng xuất khẩu cà phê toàn cầu trong 6 tháng đầu niên vụ 2010/11 (tính từ tháng 10/2010 – tháng 3/2011) đạt 52,9 triệu bao, tăng 15,4 % so với cùng kỳ niên vụ trước.

Xuất khẩu cà phê toàn cầu tăng trong giai đoạn này được đóng góp chủ yếu bởi mức tăng xuất khẩu cà phê Arabica với 35,7 triệu bao, tăng 19,6% so với cùng kỳ niên vụ trước. Xuất khẩu cà phê Robusta trong giai đoạn này đạt mức tăng 7,6% so với cùng kỳ niên vụ trước, đạt 17,2 triệu bao. Trong số các nước xuất khẩu cà phê chính, tổng lượng xuất khẩu trong niên vụ 2010/11 tăng lên đáng kể ở Ethiopia (+104%), Ấn Độ (+65,5%), Colombia (+36,8%), Honduras (+31,9%), Peru (+27,9%), Brazil (+18,9%) và Việt Nam (+11,6%).

Trong khi đó, xuất khẩu giảm ở Indonesia (-25,8%), Mexico (-18,7%), Uganda (-8,7%) và Guatemala (-3,6%). Hoạt động xuất khẩu mạnh do mức giá cao hiện tại đã làm hạn chế việc bổ sung trở lại lượng dự trữ cà phê ở các quốc gia xuất khẩu.

Thông tin được cung cấp bởi các thành viên của ICO cho thấy khối lượng dự trữ cà phê đầu niên vụ 2010/11 đạt khoảng 13 triệu bao, giảm 36,7% so với mức dự trữ đầu kỳ của niên vụ 2009/10.

Mức tồn kho tại các nước nhập khẩu ước đạt khoảng 18,3 triệu bao ở vào thời điểm cuối tháng 12/2010. Chỉ số giá tổng hợp trung bình tháng 4 của ICO tăng 3,1% so với tháng 3 và tăng 82,2% so với cùng kỳ năm 2010, đạt 231,24 cents/lb. Đây cũng là mức giá trung bình tháng cao kỷ lục kể từ tháng 6/1997.

Giá cà phê, đặc biệt là loại cà phê Arabica đã xác lập mức kỷ lục mới trong tháng 4, cụ thể: chủng loại Colombian Milds, Other Milds tiến tới mức cao nhất kể từ tháng 5/1997 và tháng 4/1977, trong khi giá cà phê chủng loại Brazillian Naturals đạt mức kỷ lục kể từ tháng 5/1986.

Trong trường hợp của cà phê Robusta, mặc dù giá trong tháng 4 duy trì tương đối vững chắc nhưng mức giá trung bình của tháng 4 đã xuống thấp hơn so với tháng 3, đạt 117,37 cents/lb so với mức 118,13 cents/lb của tháng 3.
----------------------------------
Nguồn: Thời báo kinh tế Sài Gòn

  • Chấn chỉnh việc thu mua nguyên liệu
  • Cà phê Việt Nam “nhất thế giới”
  • Ngành điều nơm nớp lo thua lỗ
  • Sản lượng cà phê Việt Nam có thể rớt xuống đáy 8 năm
  • Người trồng cà phê găm hàng trước Tết
  • Phát triển cà phê theo mô hình hợp tác công - tư (PPP): Không để nông dân chịu thiệt
  • Đác Nông: Hơn 1.000 ha cà-phê bị rệp sáp tấn công
  • Cà phê Việt có lời giải mới
  • Thống nhất giải pháp phát triển cà phê bền vững
  • Tây Nguyên là địa bàn trọng điểm phát triển cà phê
  • Tây Nguyên: Người trồng càphê đối mặt với khó khăn ngay từ đầu vụ
  • Xuất khẩu cà phê có thể vượt 2 tỷ USD
  • Cà-phê Việt Nam có mặt ở 80 quốc gia và vùng lãnh thổ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container