Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nông dân không mặn mà với càphê sạch

Việc người trồng càphê ở Tây Nguyên không mặn mà với việc sản xuất càphê sạch hẳn là một trong những nội dung quan trọng được bàn tại hội thảo quốc tế về "Sản xuất và tiêu thụ càphê bền vững" - dự kiến sẽ  tổ chức tại Đắc Lắc sắp tới.

Việc nông dân không mặn mà với càphê sạch đã đặt ra cho không chỉ cho các công ty riêng lẻ mà cho cả ngành càphê, cùng các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương nhiều vấn đề đáng suy nghĩ trong chương trình phát triển càphê sạch.

Theo ông Nguyễn Kim Tú - Phó tổng GĐ Công ty càphê Thái Hòa Lâm Đồng - việc tổ chức sản xuất càphê sạch ở Việt Nam nói chung và Lâm Đồng nói riêng vẫn còn không ít bất cập. Cũng theo ông, chỉ chưa đầy 2 năm - từ cuối 2008 đến tháng 8.2010, Thái Hòa Lâm Đồng đã thu hút khoảng 5.000 nông hộ trên địa bàn Lâm Đồng - vùng nguyên liệu càphê lớn thứ hai trong cả nước (sau Đắc Lắc) - tham gia cùng Công ty trong chương trình sản xuất càphê sạch UTZ (UTZ Certifild của Hà Lan) và 4C (Bộ nguyên tắc chung cho cộng đồng càphê thế giới) với tổng diện tích càphê được đưa vào canh tác theo chương trình này lên đến 9.000ha.

Chỉ qua một thời gian ngắn canh tác theo tiêu chuẩn của hai bộ nguyên tắc này, những hộ nông dân Lâm Đồng đã sản xuất được 26.000 tấn càphê 4C và 44.000 tấn càphê UTZ (được cấp phép theo tiêu chuẩn). Tuy nhiên, nông dân trồng càphê đã không mặn mà với sản xuất càphê sạch, vì giá không cao hơn sản phẩm càphê thường là bao. Một nông dân tham gia chương trình càphê sạch nói: Khi có sản phẩm, chúng tôi đem bán chỉ thu lại một khoản lợi nhuận cao không nhiều so với các loại càphê bình thường, trong khi vốn đầu tư cho càphê sạch không hề thấp. Tính ra, chúng tôi bị lỗ, nên nhiều hộ nông dân đã tự nguyện xin rút khỏi chương trình càphê sạch”.

Mặt khác, không phải nông dân nào cũng tuân thủ theo quy trình, nên sản phẩm làm ra không đồng đều; do đó, tỉ lệ thải loại của càphê Việt Nam nói chung và càphê sạch nói riêng trên thị trường càphê thế giới cao hơn nhiều so với các quốc gia khác”.

Tuy vẫn còn những trở ngại nhất định, nhưng việc sản xuất càphê có chứng nhận (theo các tiêu chuẩn Châu Âu và quốc tế) là xu thế tất yếu. Theo dự báo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, giá càphê Lâm Đồng và Việt Nam trong niên vụ tới (2010 - 2011) sẽ không có những biến động lớn và nằm ở mức có thể chấp nhận được (khoảng từ 24.000 - 29.000 đồng/kg).

Đây là một trong những điều kiện thuận lợi nhất định để tỉnh triển khai chương trình sản xuất sạch đối với cây càphê theo chương trình tổng thể sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh. Vấn đề lúc này là phải làm thế nào để người nông dân thực sự ý thức được việc sản xuất càphê sạch là xu thế tất yếu hiện nay của thế giới; đồng thời, làm thế nào để “kéo” doanh nghiệp thực sự vào cuộc để cùng với nông dân làm ra sản phẩm càphê có chất lượng cao nhất, có đủ khả năng cạnh tranh với càphê của các quốc gia khác trên thế giới về giá cả.

(Báo Lao Động)

  • Chấn chỉnh việc thu mua nguyên liệu
  • Cà phê Việt Nam “nhất thế giới”
  • Ngành điều nơm nớp lo thua lỗ
  • Sản lượng cà phê Việt Nam có thể rớt xuống đáy 8 năm
  • Người trồng cà phê găm hàng trước Tết
  • Thu mua cà phê: Có giúp nông dân bán được giá cao?
  • Xuất khẩu cà phê của Ấn Độ có thể vượt 240.000 tấn trong năm 2010
  • Ấn Độ: Sản lượng chè có thể chỉ đạt 965 triệu kg
  • Sản lượng chè của Kenya tăng trong tháng 7
  • Honduras đặt mục tiêu trở thành nước sản xuất cà phê số 1 Trung Mỹ
  • Tiêu chuẩn hóa cà phê xuất khẩu, bao giờ?
  • 99% chè Việt Nam phải... xuất khẩu thô
  • Nghịch lý của ngành chè
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container