Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát triển cây cà phê: Quản lý và công nghệ: Hai vấn đề nóng

Giá trị xuất khẩu cà phê mặc dù đã đứng cao thứ hai sau gạo, nhưng sự phát triển nội tại của ngành vẫn còn nhiều hạn chế về quy mô, cơ cấu giống, công tác chế biến, quản lý chất lượng, hệ thống tiêu thụ sản phẩm...

Những vấn đề này đã được các nhà quản lý, khoa học và doanh nghiệp thảo luận tại Hội nghị bàn biện pháp phát triển cà phê bền vững do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 12-5.

Thu hoạch cà phê tại huyện Chư Sê (Gia Lai). Ảnh: Nhật Nam

Trăm người mua... vạn người bán

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), sản lượng và giá trị cà phê xuất khẩu liên tục tăng thì đến 2006-2009 tăng lên 1.081 tấn với kim ngạch năm 2008 là 2,1 tỷ USD, gấp 23,3 lần so với năm 1990. Hiện Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới và đứng thứ nhất về xuất khẩu cà phê Robusta. Cà phê là một trong năm mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực và chỉ đứng sau gạo. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố bất lợi về thời tiết, dịch bệnh nên sản lượng niên vụ 2009-2010 giảm đến 30% so với vụ 2008-2009, đạt 900 nghìn tấn. Ông Lê Xuân, Cục trưởng Cục Chế biến, thương mại nông, lâm, thủy sản và nghề muối cho rằng, ngành cà phê Việt Nam chưa thiết lập được hệ thống chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu mang tính chuyên nghiệp, nên dù có sản lượng cà phê Robusta lớn nhất thế giới nhưng xuất khẩu vẫn hoàn toàn bị động. Hằng năm, nước ta xuất khẩu khoảng 1 triệu tấn cà phê tới 80 quốc gia, vùng lãnh thổ nhưng lại có đến 26 đầu mối các hãng, doanh nghiệp nước ngoài thu mua trực tiếp và 168 doanh nghiệp xuất khẩu trong nước. "Đây thực sự là một nghịch lý: trăm người mua... vạn người bán" - ông Lê Xuân băn khoăn. Ngoài ra, nguồn vốn lưu động của các doanh nghiệp thấp, không đủ để thu mua dự trữ cà phê, chờ thời điểm có lợi để bán ra. Việc "mua non bán non" làm cho giá xuất khẩu sụt giảm.

Công nghệ chế biến lạc hậu

Ông Phan Huy Thông, Cục phó Cục Trồng trọt cho biết, điều kiện và công nghệ chế biến còn nhiều bất cập đã ảnh hưởng đến chất lượng cà phê. Qua thống kê, Việt Nam có trên 95% diện tích cà phê do 500 nghìn nông hộ quản lý. Phần lớn quy mô sản xuất nhỏ (trên 80% số hộ quy mô dưới 2ha), trong khi kinh tế của nhiều hộ đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa còn thiếu thốn, lạc hậu, điều kiện phơi sấy, chế biến, bảo quản cà phê thiếu trầm trọng. Kết quả điều tra tại 4 tỉnh Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm Đồng cho thấy: Sân phơi xi măng mới đạt 61,5%; phơi bằng bạt 13,5% và sân đất chiếm tới 25%. Công tác quản lý chất lượng cà phê xuất khẩu cũng chưa hiệu quả, phổ biến dùng phương pháp cũ dựa trên kích thước hạt, tỷ lệ hạt đen vỡ. Tỷ lệ các doanh nghiệp áp dụng TCVN 4193:2005 trong mua bán chiếm dưới 1%. Trong khi thế giới đã áp dụng phương pháp tính số lượng lỗi hoặc tỷ trọng lỗi trên tổng khối lượng. Nhiều ý kiến cho rằng, áp dụng phương pháp cũ không khuyến khích nông dân thực hành các biện pháp cải thiện chất lượng các khâu thu hái, phơi, chế biến. Điều này tạo lợi thế cho thương gia nước ngoài khi họ có năng lực tái chế cao.

Đưa cà phê vào danh mục mặt hàng can thiệp về giá

Cà phê là ngành hàng xuất khẩu chủ lực, liên quan trực tiếp đến đời sống của hàng triệu người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa. Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng, người trồng và ngành hàng cà phê cần được hỗ trợ để phát triển ổn định. Bộ NN&PTNT kiến nghị Chính phủ xem xét đưa cà phê vào danh mục mặt hàng được can thiệp về giá thu mua như gạo để bảo đảm cho người sản xuất có mức lợi nhuận tối thiểu khi gặp rủi ro. Ngoài ra, cần cho phép thành lập quỹ hỗ trợ rủi ro, bao gồm hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, đóng góp của các nhà chế biến, xuất khẩu theo đầu tấn khi giá cà phê lên cao hơn 1.800 USD/tấn để điều tiết, hỗ trợ khi thiên tai, dịch bệnh, giá cả thị trường xuống thấp; cho phép thành lập ban điều phối quốc gia ngành hàng cà phê để kịp thời điều phối các hoạt động sản xuất, thu mua, xuất khẩu.

Nhìn nhận ở một khía cạnh khác, ông Đoàn Triệu Nhạn, chuyên gia cao cấp của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam cho rằng, ngành hàng cà phê cần được nghiên cứu tổng thể về chiến lược, mô hình tổ chức và công tác quản lý.

Ông Phan Huy Thông, Cục phó Cục Trồng trọt cho biết, Việt Nam sẽ giữ ổn định diện tích trồng cà phê ở mức 460 đến 500 nghìn hécta, năng suất từ 2 đến 2,5 tấn/ha, trong đó ngành sẽ thay thế hoàn toàn vườn cà phê tuổi từ 20 đến 25 năm trở lên trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 và tầm nhìn 2020.

(Theo Đức Duy  // Hanoimoi Online)

  • Chấn chỉnh việc thu mua nguyên liệu
  • Cà phê Việt Nam “nhất thế giới”
  • Ngành điều nơm nớp lo thua lỗ
  • Sản lượng cà phê Việt Nam có thể rớt xuống đáy 8 năm
  • Người trồng cà phê găm hàng trước Tết
  • Đề xuất thành lập Ban điều phối ngành hàng cà phê
  • Ngành cà phê sẽ tiếp tục gặp khó khăn!
  • Cà phê Việt Nam, trăm mua, vạn bán
  • Giải pháp nào cho cà phê ?
  • Xây dựng cơ chế thu mua càphê: Đảm bảo người trồng có lãi ít nhất 30%
  • Bàn các giải pháp phát triển bền vững cây càphê
  • Cà phê thua lỗ do trăm người bán, vài người mua
  • Sản lượng ca cao của Bờ Biển Ngà sẽ giảm trong năm 2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container