Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quay lại phương thức xuất khẩu cà phê cũ


Chế biến cà phê xuất khẩu. Ảnh: Hồng Văn

Hiệp hội cà phê Việt Nam đã khuyến cáo các hội viên của mình trong niên vụ cà phê mới bắt đầu thu hoạch từ đầu tháng 10 tới đây nên tăng cường phương thức bán hàng giao ngay (outright), nhằm hạn chế thiệt hại.

Khuyến cáo của Hiệp hội cà phê Việt Nam (Vicofa) đưa ra là nhằm rút kinh nghiệm của tháng 10-2008 và tháng 6-2009 khi nhiều doanh nghiệp cà phê bịthiệt hại nặng về giá khi bán hàng giao xa mà không chốt giá, gây tổn thất lớn cho các doanh nghiệp.


Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Vicofa, cho rằng trong tình hình kinh tế toàn cầu vẫn đang khó khăn, dù thời điểm phục hồi được dự báo là cuối năm nay hoặc đầu sang năm nhưng độ bền vững của nền kinh tế thế giới vẫn còn mong manh, các quỹ đầu cơ vẫn hoạt động mạnh, nên cần tăng cường bán hàng giao ngay.


Bán hàng giao ngay (outright) trong truyền thống giao thương cà phê thế giới có nghĩa người mua và người bán chốt giá ngay tại thời điểm ký hợp đồng mua bán mà không cần biết giá cà phê tại thời điểm giao hàng diễn biến ra sao.

 


Phương thức này được các doanh nghiệp cà phê Việt Nam áp dụng phổ biến vào đầu những năm 1990, sau đó thay thế bằng phương pháp ký hợp đồng nhưng không chốt giá mà khi giao hàng mới chốt giá bán dựa vào giá cà phê giao dịch trên thị trường London (Anh) và trừ lùi một mức nào đó, còn gọi là phương thức bán trừ lùi.


Phương thức bán trừ lùi phổ biến trong hơn chục năm qua, thường áp dụng cho các hợp đồng giao xa mà nhà nhập khẩu thường ứng trước 70% số tiền của hợp đồng cho nhà xuất khẩu, phần còn lại được tính toán khi giao hàng và chốt giá dựa vào giá cà phê giao dịch trên thị trường kỳ hạn London. Các năm trước, đây là phương thức bán cà phê tiến bộ so với giao ngay, bởi gắn giá cà phê Việt Nam với giá thế giới, hạn chế thiệt hại so với phương thức giao ngay nếu giá cà phê thế giới tăng.


Nay Vicofa khuyến cáo hạn chế bán hàng trừ lùi trước tình hình thị trường cà phê thế giới đầy biến động. Niên vụ cà phê Việt Nam bắt đầu thu hoạch vào tháng 10 hàng năm nhưng việc ký hợp đồng thường diễn ra trong ba tháng 7, 8 và 9.

 

(Theo Hồng Văn // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Chấn chỉnh việc thu mua nguyên liệu
  • Cà phê Việt Nam “nhất thế giới”
  • Ngành điều nơm nớp lo thua lỗ
  • Sản lượng cà phê Việt Nam có thể rớt xuống đáy 8 năm
  • Người trồng cà phê găm hàng trước Tết
  • Xuất khẩu cà phê của Braxin giảm trong tháng 9/09
  • Xuất khẩu cà phê của Guatemala giảm trong niên vụ 2008/09
  • Số liệu thống kê xuất khẩu chè sang các thị trường 7 tháng đầu năm 2009
  • Xuất khẩu ca cao của đảo Sulawi giảm 64%
  • Xuất khẩu cà phê của Kenya tăng trong niên vụ 2008/09
  • Xuất khẩu cà phê của Ấn Độ giảm trong 9 tháng đầu năm
  • Tình hình xuất khẩu cà phê của Braxin tháng 9/09
  • Các biện pháp nâng cao năng suất và chất lượng cà phê
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container