Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bangladesh: Xuất khẩu hàng may mặc tới Nhật Bản tăng gấp đôi

Nhật Bản là thiên đường cho hàng xuất khẩu may mặc của Bangladesh, bằng chứng là quần áo may sẵn xuất đi tới nước này đã tăng gấp đôi trong năm tài khoá 2008-2009, so với 1 năm trước kia.

 Kim ngạch xuất khẩu quần áo may sẵn của Bangladesh đạt 74,3 triệu USD trong năm tài khoá 2008-2009, tăng mạnh so với mức 28,03 triệu USD so với năm ngoái, theo như số liệu Cục Xúc tiến Xuất khẩu (EPB).

Những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Bangladesh cho hay Nhật Bản đang giảm thiểu dần ảnh hưởng của hàng hoá Trung Quốc, do đó hàng hoá Bangladesh có cơ may tăng cường xuất khẩu.

Gần đây, chính phủ Nhật Bản đã khuyên các doanh nhân chuyển dịch đầu tư tới các nước khác.

Các số liệu của EPB cho biết trong tổng kim ngạch xuất khẩu quần áo, hàng dệt kim chiếm 21,98 triệu USD trong năm tài khoái 2008-2009. Xuất khẩu hàng may mặc dệt thoi tăng, đạt ngưỡng 52,39 triệu USD cũng trong năm tài khoá này, tăng hơn gấp 2 lần mức 20,8 triệu USD một năm trước kia.

Chủ tịch BKMEA ông Fazlul Hoque cho biết “Chúng tôi tin tưởng rằng Nhật Bản sẽ tăng cường nhập khẩu Bangladesh do nước này đang giảm sự phụ thuộc lên hàng hoá từ Trung Quốc”.

Ông Hoque nói rằng xu hướng hiện nay là chỉ báo cho thấy Bangladesh có khả năng xuất khẩu các mặt hàng quần áo trị giá 1 tỉ USD trong vòng 5 năm tới.

Uniqlo, một trong những hãng có chuỗi bán lẻ lớn nhất của Nhật Bản, bắt đầu đầu tư tại Bangladesh nhằm thu mua các sản phẩm quần áo. Đầu tư giai đoạn đầu dự kiến là 100 triệu USD.

Nhật Bản, với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, là nhà nhập khẩu đồ dệt kim lớn thứ 4 của thế giới. Kim ngạch nhập khẩu hàng dệt kim đạt 11 tỉ USD, và hàng dệt thoi đạt 12 tỉ USD/năm.

 Các nhà xuất khẩu cho biết Nhật Bản thu mua hàng may mặc trị giá 20 tỉ USD, hay 84% tổng lượng nhập khẩu quần áo từ Trung Quốc trong năm 2008.

Đối tác xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ 2 của Nhật Bản là Ý, với 2,87% thị phần. Trong khi đó, thị phần của Bangladesh tại thị trường quần áo Nhật Bản là gần 1%.

Trong những năm gần đây, nhập khẩu hàng quần áo dệt kim Nhật Bản từ Hàn Quốc, Ý và Mỹ giảm dần, ngược lại nhập khẩu từ Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Campuchia và Bangladesh tăng dần.

Áo len từ xơ nhân tạo, áo chui đầu, áo len đan là những mặt hàng nhập khẩu chính, trong khi hàng áo phông chất liệu bông và áo dệt kim cho đàn ông/phụ nữ cũng khá thịnh hành tại Nhật Bản.

(Internet)

  • Xuất khẩu da giày: Tăng trưởng 10% - 15% trong 2 năm tới
  • Bangladesh đặt mục tiêu tăng trưởng dệt may 13% cho tài khoá 09/10
  • Pakistan công bố chính sách phát triển dệt may
  • Nhận định về xuất khẩu hàng dệt may trong 4 tháng cuối năm 2009
  • Nguyên nhân đẩy nhập khẩu hàng dệt may tiếp tục theo xu hướng giảm
  • TQ và Indonexia có thể dùng biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng dệt may NK
  • Tình hình xuất khẩu các sản phẩm da – giày của Trung Quốc 6 tháng đầu năm
  • Ngành sợi tìm đường xuất khẩu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container