Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các doanh nghiệp dệt may cần ưu tiên lựa chọn các đơn hàng có giá trị gia tăng cao khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ

Sáng 10/12, tại Hà Nội, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) đã tổ chức buổi tọa đàm giữa doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam và trợ lý Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ David Spooner về chính sách thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ và các quy định của nước này đối với hàng hóa nhập khẩu.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam cho biết: trong bối cảnh chính trị-kinh tế Mỹ đang ở trong giai đoạn giao thời với những diễn biến phức tạp và tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính, xu thế bảo hộ có khả năng gia tăng; do vậy, các doanh nghiệp cần tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Hiệp hội, đảm bảo sản xuất và đời sống người lao động, ưu tiên lựa chọn các đơn hàng có giá trị gia tăng cao, nhất là đối với các nhóm hàng nhậy cảm khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Mới đây, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã công bố kết quả giám sát lần 3 đối với hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ (cuối tháng 11). Theo công bố này, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã không hề bán phá giá hàng dệt may vào Hoa Kỳ, làm ảnh hưởng đến thị trường và các nhà sản xuất Hoa Kỳ. Cuộc điều tra cuối cùng này cho thấy, giá hàng may mặc Việt Nam tương đương và trong phần lớn các trường hợp thậm chí còn vượt mức giá của các nhà cung cấp chủ chốt khác, kể cả các nước Trung Mỹ. Điều này cho thấy: việc bán phá giá đã không xảy ra và không có đủ bằng chứng để tự khởi kiện điều tra chống bán phá giá.

Hiệp hội Dệt May Việt Nam đã đánh giá cao tuyên bố trên của Bộ Thương mại Hoa Kỳ. Hiệp hội cũng hoan nghênh ý kiến của Bộ Thương mại Hoa Kỳ “Đây là lần xem xét cuối cùng của Chương trình giám sát nhập khẩu đối với hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam và chương trình này sẽ chấm dứt vào tháng 1/2009 tới cùng với Chính quyền của Tổng thống Bush“. Hiệp hội Dệt May Việt Nam hy vọng chính quyền mới tại Hoa Kỳ sẽ tôn trọng các cam kết của Chính quyền Bush không gia hạn chương trình giám sát hoặc áp đặt thêm các rào cản thương mại đối với hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam, tạo điều kiện phát triển hơn nữa mối quan hệ thương mại, hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông David Spooner - trợ lý Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ đã chia sẻ với các doanh nghiệp Việt Nam về tình hình khó khăn hiện nay. Trước cuộc khủng hoảng của nền kinh tế Mỹ, có thể số lượng về các vụ kiện đánh thuế bán phá giá còn tiếp tục tăng. Nhưng với những diễn biến hiện nay, ông dự đoán: sau khoảng 6 tháng nữa, mọi vấn đề sẽ trở nên bình ổn. Ông khuyến cáo, các doanh nghiệp cần tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ.

(Theo Vinanet)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container